Đề thi 150 phút môn Văn lớp 11 trong kỳ thi Olympic do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức ngày 07/04/2018.
ĐẾ CHÍNH THỨC
———–
Câu 1 (8điểm)
Một trong những nghệ sĩ vĩ cầm đương đại lừng danh nhất thế giới, Joshua Bell, chỉ kiếm được vỏn vẹn… 32,17 USD khi chơi vĩ cầm trong một ga tàu điện ngầm ở Washington.
Trong suốt 45 phút, Bell đã biểu diễn sáu tiểu phẩm của Fritz Kreisler, Bach, Franz Schubert, Jules Massenet, Manuel Ponce trên chiếc đàn vĩ cầm do chính Antonio Stradivari chế tác năm 1713 (Bell đã mua với giá 3,5 triệu USD).
1.070 khách bộ hành đã lướt qua anh, chỉ 27 người vừa đi vừa ném tiền, và vỏn vẹn một phụ nữ nhận ra Joshua Bell, nghệ sĩ mà giá vé cho mỗi buổi hòa nhạc khoảng 100 USD!
Trên đây là kết quả thử nghiệm của các nhà báo The Washington Post. Các tác giả cuộc thử nghiệm tưởng rằng tại Washington, một trong những đô thị phát triển nhất nước Mỹ về nhạc giao hưởng, Bell có thể thu hút một lượng lớn khán thính giả đến nỗi họ có thể phải nhờ cảnh sát can thiệp. Vậy mà kết quả cuộc thử nghiệm làm chính Bell bối rối: đa số những người đi qua thậm chí không thèm ngoái đầu nhìn anh, như anh không hiện hữu vậy.
(Theo Duy Văn, Bị “Thất sủng” trong ga điện ngầm Washington, Tuổi trẻ online, 15/4/2017)
Theo anh/chị, tại sao tài năng của Joshua Bell lại không thể tỏa sáng ở ga tàu điện ngầm? Từ việc trả lời câu hỏi trên, anh/chị hãy rút ra một bài học cuộc sống cho mình.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2 (12điểm)
Bàn về quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng:
– Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
(Tiếng hát con tàu trong Chế Lan Viên – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)
Advertisements (Quảng cáo)
– Sợi chỉ lòng anh nghèo có một màu
Xe vào cái đa sắc của cuộc đời nên chói lọi
(Thơ bình phương – Đời lập phương, Sđđ)
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm khi đọc các tác phẩm thơ, truyện, anh/chị hãy viết bài văn với nhan đề “Cái đa sắc của đời trên trang văn”.
Hết
Ý kiến của các bạn học sinh:
Kim Duyên: Câu 1 theo mình nghĩ là con người quá bận rộn nên quên đi cái giá trị trong cuộc sống, mà những thứ giá trị sẽ càng giá trị hơn đối với những người biết cảm nhận nó và sẽ mất đi giá trị khi ở nơi mà người ta không cảm nhận được.
Hạnh Nguyên góp ý thêm: Đúng nhưng theo tôi là chưa đủ. Tài năng của bạn phải được đặt đúng chỗ nó mới có khả năng phát huy, người ta mới thừa nhận. Cái gì cũng vậy, cần sự phù hợp.
Hồ Thị Mỹ Hạnh: Theo mình câu 1 có nhiều mặt Bức tranh trong bảo tàng và bức tranh ngoài lề dù là 1 thì gía trị khác nhau. Con người vội vàng quên đi giá trị sống, quen tận hưởng Đôi khi đó còn là sự a dua không biết tốt xấu theo số đông để khi lụi tàn thì quay lưng.