Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 11

Đề kiểm tra giáo dục công dân 11 học kì 1, nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 11 học kì 1 trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I  LỚP 11

NĂM HỌC 2017 – 2018. MÔN: GDCD

Thời gian làm bài 45 phút.

(Đề gồm 32 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận)

Họ và tên:……………………………Lớp….………….Điểm……….

PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm).

1. Quan hệ giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là

A. quan hệ tiền tệ.          B. quan hệ cung – cầu.          C. quan hệ giá cả.            D. quan hệ thị trường.

2. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?

A.Công nghiệp hoá – hiện đại hoá.                B. Hiện đại hoá.

C.Tự động hoá.                   D. Côngnghiệp hoá.

3. Công ty K kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?

A.Mục đích của cạnh tranh.              B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

C. Mặt tích cực của cạnh tranh.         D. Nguyên nhân của cạnh tranh.

4. Khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung – cầu?

A. Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu.      B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C.Cung – cầu tác động lẫn nhau. D. Thị trường chi phối cung -cầu.

5. Anh A bán hai con bò được 20 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Phương tiện cất trữ.                B. Thước đo giá trị.

C. Phương tiện lưu thông.             D. Phương tiện thanh toán.

6. Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?

A. Lượng giá trị.         B. Giá trị sử dụng.            C. Giá cả.              D. Giá trị.

7. Muốn tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở. Để có những thứ đó, con người phải lao động tạo ra của cải vật chất. Điều này thể hiện nội dung nào sau đây của sản xuất của cải vật chất?

A. Vai trò.        B. Nội dung.         C. Phương hướng.          D. Ý nghĩa.

8. Từ việc chăn nuôi lợn bị thua lỗ do giá cả bấp bênh, anh K đã chuyển sang nuôi bò thịt. Việc làm của anh K thể hiện nội dung nào sau đây đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước?

A. trách nhiệm của đất nước.          B. trách nhiệm của dòng họ.

C. trách nhiệm của gia đình.         D. trách nhiệm của công dân.

9. Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng do bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu là người bán rau, em sẽ làm gì để có lợi nhất?

A. Không bán nữa.        B. Giữ giá.             C. Giảm giá.                    D. Tăng giá.

10. Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để

A. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.     B. cạnh tranh với các mặt hàng khác

C. thu nhiều lợi nhuận.                D. tránh bị thua lỗ.

11. Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ

A. bỏ sản xuất.                B. mở rộng sản xuất.

C. thu hẹp sản xuất. D. giữ nguyên quy mô sản xuất.

Advertisements (Quảng cáo)

12. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với

A.  thời gian lao động cộng đồng.       B. thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. thời gian lao động tập thể.            D. thời gian lao động cá nhân.

13. Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng

A. phương tiện thanh toán.            B. phương tiện lưu thông.

C. giao dịch quốc tế.                  D. tiền tệ thế giới.

14. Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua

A. giá trị hàng hóa.          B. giá cả trên thị trường.

C. giá trị xã hội cần thiết của hàng hóa.        D. quan hệ cung cầu.

15. M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Phát triển kinh tế.            B. Giữ gìn truyền thống gia đình.

C. Củng cố an ninh quốc phòng.         D. Phát huy truyền thống văn hóa.

16. Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là kết quả tác động nào sau đây của quy luật giá trị?

A. Tăng năng suất lao động.

B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

17. Cạnh tranh sẽ kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên là thể hiện

A. mặt tích cực của cạnh tranh.           B. nội dung của cạnh tranh.

C. ý nghĩa của cạnh tranh.          D. mặt tiêu cực của cạnh tranh.

18. Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó được gọi là

A. phát triển kinh tế bền vững.          B. tăng trưởng kinh tế bền vững.

C. tăng trưởng kinh tế.              D. phát triển kinh tế.

Advertisements (Quảng cáo)

19. Để may một cái áo, chị A đã may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy chị A phải bán chiếc áo với giá cả tương ứng là mấy giờ?

A. 6 giờ.          B. 3 giờ.                C. 4 giờ.                          D. 5 giờ.

20. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua

A. quá trình lưu thông.     B. trao đổi, mua – bán.           C. phân phối, sử dụng.    D. sản xuất, tiêu dùng.

21. Sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. quá trình sản xuất.            B. sản xuất kinh tế

C. thỏa mãn nhu cầu.           D. sản xuất của cải vật chất.

22. Để nâng cao năng suất trong chế biến chè, anh X đã đầu tư mua một máy sao chè mới nhất hiện đại nhất hiện nay. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.    B. phát triển mạnh mẽ nhân lực.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.      D. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

23. Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng chuối trong phạm vi của huyện tăng quá nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ 5 sào lúa của gia đình để trồng chuối, anh K giữ nguyên diện tích trồng chuối của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng. Còn anh H và S vội phá bỏ diện tích trồng chuối chuyển sang trồng lúa. Trong trường hợp này, ai đã vận dụng sai chức năng của thị trường?

A. Anh M. B. Anh K.      C. Anh M, H và S.          D. Anh M, K, H, và S.

24. Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những

A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. B. tính chất của cạnh tranh.

C. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. D. nguyên nhân của sự giàu nghèo.

25. Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây?

A. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt. B. Giá trị và giá trị trao đổi.

C. Giá trị và giá trị sử dụng. D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.

26. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là

A. hệ thống bình chứa. B. máy móc, kĩ thuật, công nghệ.

C. công cụ sản xuất. D. kết cấu hạ tầng của sản xuất.

27. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ

A. công nghiệp cơ khí.    B. khoa học kĩ thuật.        C. công nghệ thông tin.   D. lực lượng sản xuất.

28. Người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản của

A. phương thức sản xuất.      B. lực lượng sản xuất.

C. mọi tư liệu sản xuất.         D. công cụ sản xuất.

29. Trong các cơ cấu kinh tế của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế quan trọng nhất là

A. cơ cấu lãnh thổ.         B. cơ cấu ngành. C. cơ cấu vùng.               D. cơ cấu thành phần.

30. Ông A mở quán cà phê, để quán thu hút khách, ông đã đầu tư đào tạo đội ngũ nhân viên, trang trí quán theo phong cách riêng, đồng thời ông còn rất quan tâm đến việc chọn mua những nguyên liệu chất lượng.Việc làm này của ông A chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A.  Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Kích thích năng suất lao động tăng lên.

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.

31. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. tác dụng của công nghiệp hóa. B. ý nghĩa của công nghiệp hóa.

C. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa. D. khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

32. Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?

A. Cung lớn hơn cầu.        B. Cung nhỏ hơn cầu.            C. Cầu tăng.                    D. Cung bằng cầu.

PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm).

33. Trình bày nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? Địa phương em đã thực hiện phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất như thế nào?


Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 12 B 23 A
2 D 13 A 24 A
3 B 14 B 25 C
4 C 15 A 26 C
5 C 16 C 27 D
6 D 17 A 28 B
7 A 18 C 29 B
8 D 19 C 30 A
9 D 20 B 31 C
10 D 21 D 32 A
11 B 22 D    

33.

* Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta:

– Phát triển mạng mẽ lực lượng sản xuất:

+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, chuyển nền kinh tế từ chỗ  dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

+ Áp dụng những thành tựu khoa họa, công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức.

– Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

+ Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chuyển từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

+ Xu hướng chuyển dịch: Từ cơ cấu nông nghiêp, công nghiệp sang cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

* Việc  phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất ở địa phương:

(Gợi ý học sinh có thế trả lời)

– Nông nghiệp: Ứng dụng nhiều máy móc vào sản xuất như máy cày, bừa, gặt đập lúa; ứng dụng công nghệ vào trồng rau sạch; sủ dụng nhiều giống cây trồng mới năng suất cao…

– Công nghiệp: Máy móc hiện đại thay thế cho các loại máy móc cũ, lạc hậu trong sản xuất và chế biến gỗ; …

– Dịch vụ: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ…

 

Advertisements (Quảng cáo)