Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Thi kì 1 môn Hóa lớp 10: Ở phân lớp 3d số electron tối đa là bao nhiêu?

Ở phân lớp 3d số electron tối đa là bao nhiêu?; Cho nguyên tử nguyên tố R có 82 hạt . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử R là? … trong Thi kì 1 môn Hóa lớp 10. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 2 của BTH, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO2. Hợp chất tạo bởi Y và kim loại M là MY2 trong đó Y chiếm 37,5% về khối lượng. M là

A. Mg.                                    B. Cu

C. Al.                                      D. Ca.

2. Chọn phát biểu sai:

A. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân

B. Tổng số proton và số nơtron trong một hạt nhân được gọi là số khối

C. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân

D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton và số nơtron

3. Ở phân lớp 3d số electron tối đa là:

A. 6                                         B. 10

C. 14                                       D. 18

4. Cho nguyên tử nguyên tố R có 82 hạt . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử R là?

A. 52                                       B. 48

C. 56                                       D. 54

5. Cho các phản ứng hóa học sau:

aFeS + bHNO3  → cFe(NO3)3 + dH2SO4 + eNO + gH2O

Trong đó a, b, c, d, e, g là các số nguyên tối giản. Giá trị b là

A. 12                                       B. 6

C. 18                                       D. 10

6. Số nơtron, electron trong ion lần lượt là

A. 64, 48                                 B. 64, 46

C. 64, 50                                 D. 46, 48

7. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

A. 6.                                        B. 8.

C. 14.                                      D. 16.

8. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:

A. Al và Br                             B. Al và Cl

C. Si và Cl                              D. Si và Ca

9. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc nhóm VIIA?

A. 1s22s22p3

B. 1s22s22p5

C. 1s22s22p63s1

D. 1s22s22p63s23p63d54s2

1.0: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D. Trong bảng tuần hoàn, hầu hết các nguyên tố hoá học là kim loại.

1.1: Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền và. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của hai đồng vị trên là

A. 98,9% và 1,1%

Advertisements (Quảng cáo)

B. 49,5% và 51,5%

C. 99,8% và 0,2%

D. 75% và 25%

1.2: Nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là:

A. IA                                     B. VIA

C. VIIA                                  D. VIIIA

1.3: Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2?

A. Chu kì 4, nhóm VA.

B. Chu kì 4, nhóm VB.

C. Chu kì 4, nhóm IIA.

D. Chu kì 4, nhóm IIIA.

1.4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

A. cộng hóa trị không cực.

B. ion.

C. cộng hóa trị có cực.

D. cho nhận.

1.5: Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào chỉ gồm những hợp chất cộng hóa trị:

A. MgCl2, H2O, HCl

B. K2O, HNO3, NaOH

C. H2O, CO2, SO2

D. CO2, H2SO4, MgCl2

1.6: Chất nào chỉ chứa liên kết đơn?

A. N2.                                      B. CH4.

C. CO2.                                   D. O2.

1.7: Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F . Phát biểu nào sau đây sai ?

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

B. 3 ion trên có cấu hình electron của neon (Ne).

C. 3 ion trên có số electron bằng nhau.

D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.

1.8: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:

A. Tạo ra chất kết tủa

B. Tạo ra chất khí

C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất

D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử

1.9: Nguyên tử Na (Z = 11) có cấu hình electron là:

A. 1s22s22p63s1

B. 1s22s22p63s23p64s1

C. 1s22s22p5

D. 1s22s22p63s2

2.0: Cho phương trình hoá học:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Trong phương trình trên, tỉ lệ số phân tử HCl bị oxi hoá và số phân tử HCl làm môi trường (không oxi hoá-khử) là

A. 1:8                                      B. 8:1

C. 3:5                                      D. 5:3

2.1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Sự oxi hóa là sự mất (nhường) electron

B. Chất khử là chất nhường (cho) electron

C. Sự khử là sự mất electron hay cho electron

D. Chất oxi hóa là chất thu electron

2.2: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,52.                                   B. 10,27.

C. 8,98.                                   D. 7,25.

2.3: Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?

A. s                                          B. p

C. d                                         D. f

2.4: Cho nguyên tố có Z = 20. Hỏi nguyên tử của nguyên tố này có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

A. 1                                         B. 2

C. 4                                         D. 3

2.5: Trong phản ứng : CuO + H2 → Cu + H2O

Chất oxi hóa là :

A. CuO                                   B. H2

C. Cu                                      D. H2O

2.6: Trong các phản ứng sau, phản ứng oxi hóa – khử là

A. Fe3O4+ 4H2SO4 →FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

B. 3Mg + 4H2SO4 →3MgSO4 + S + 4H2O

C. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

2.7: 10,8g kim loại A hóa trị không đổi tác dụng hoàn toàn với 3,696 lít O2 đktc được rắn B. Cho B tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 2,688 lít khí đktc. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hợp chất với clo, kim loại A chiếm 20,225% khối lượng

B. Hợp chất của A với oxi là hợp chất cộng hoá trị

C. Hiđroxit của A có công thức A(OH)2 là một bazơ không tan.

D. Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.

2.8: Cho phản ứng: aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O

Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a+b) bằng?

A. 5                                         B. 8

C. 11                                       D. 12

2.9: Số oxi hóa của Clo bằng +5 trong chất nào sau đây?

A. KClO                                 B. KCl

C. KClO3                                D. KClO4

3.0: Cho phản ứng: aFe3O4 + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Trong đó, a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng a, b, c, d, e bằng

A. 45.                                      B. 55.

C. 48.                                      D. 20.

3.1: Hiđroxit nào sau đây có tính axit mạnh nhất?

A. H3PO4                                B. H2SiO3

C. HClO4                                D. H2SO4

3.2: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 31. Nhận xét nào sau đây về

X, Y là không đúng?

A. X, Y đều là nguyên tố phi kim.

B. Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y.

C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron.

D. Oxit cao nhất của X có công thức XO2.


1

2

3

4

5

D

D

B

C

B

6

7

8

9

10

B

D

C

B

C

11

12

13

14

15

A

C

B

C

C

16

17

18

19

20

B

D

D

A

D

21

22

23

24

25

C

C

B

B

A

26

27

28

29

30

A

C

C

C

B

31

32

 

C

D

Advertisements (Quảng cáo)