Trang Chủ Lớp 10 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10

Kiểm tra 1 tiết cuối kì 1 GDCD lớp 10, Sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý tính?

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN: Nhận thức là gì? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

1: Trong tiết Vật lý, sau khi nghe cô giáo nói về việc con người ngày nay đã có thể thu lại nguồn điện năng do việc đi bộ tạo ra… T thì thầm với bạn: đi bộ là vận động cơ học, điện là vận động vật lý, hai cái chả liên quan với nhau. Dựa vào kiến thức môn GDCD đã học, em sẽ lựa chọn cách giải thích nào dưới đây cho bạn T?

A*. Cô giáo đang kể chuyện viễn tưởng hoặc là chuyện của tương lai.

B*. Trong điều kiện nhất định cơ năng sẽ hóa điện năng.

C*. Trong điều kiện nhất định, các hình thức vận động có thể chuyển hóa cho nhau.

D*. Đi bộ sẽ sản sinh ra nhiệt và nhiệt sẽ hóa điện.

2: Các nhà khoa học đã tìm ra loại vắc xin phòng chống dịch cúm do vi rút H5N1 gây ra, nhưng sau một số năm vi rút H5N1 biến đổi sang chủng mới là H7N9. Vì vậy vắc xin cũ không còn phù hợp nữa, các nhà khoa học lại phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra loại vắc xin mới… Thực tế trên phù hợp với nhận định nào sau đây?

A*. Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức.

B*. Nhận thức của con người có thể đúng đắn, hoặc sai lầm.

C*. Nhận thức giúp con người cải tạo hiện thực khách quan.

D*. Thực tiễn giúp các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện.

3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A*. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

B*. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng đều là tạm thời.

    C*. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng là khách quan.

D*. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

4: Giai đoạn nhận thức nào sau đây giúp con người tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng?

A*. Nhận thức trực quan.                                        B*. Nhận thức lí tính.

C*. Nhận thức lí luận.                                             D*. Nhận thức cảm tính.

5: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống được gọi là

A*. thế giới quan.            B*. nhân sinh quan.         C*. hệ tư tưởng.              D*. quan điểm sống.

6: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A*. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá.

B*. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.

C*. Học cách học →biết cách học.

D*. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.

7: Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A*. thực tiễn.                  B*. nhận thức.                 C*. lao động.                   D*. sản xuất.

8: Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và

A*. nhu cầu của con người trong thế giới đó.         B*. khả năng của con người trong thế giới đó.

C*. vị trí của con người trong thế giới đó.              D*. niềm tin của con người trong thế giới đó.

9: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A*. độ.                             B*. điểm nút.                   C*. chất.                          D*. lượng.

10: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì nhận định nào dưới đây là đúng?

Advertisements (Quảng cáo)

A*. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

B*. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C*. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

D*. Mọi sự vận động đều là phát triển.

11: “Để có được tấm bằng giỏi khi tốt nghiệp đại học, anh D đã đánh đổi bằng nhiều đêm miệt mài, nhiều ngày nỗ lực, nhiều giờ nghiên cứu trên thư viện của trường. Tấm bằng giỏi đại học là kết quả xứng đáng cho sự phấn đấu của anh, đồng thời cũng mở ra cho anh một tương lai tốt đẹp”. Em hãy đọc đoạn trên và cho biết ý nào sau đây nói về lượng?

A*. Nghiên cứu trên thư viện.                                 B*. Nhiều đêm miệt mài.

C*. Mở ra tương lai tốt đẹp.                                   D*. Kết quả xứng đáng.

12: Sau khi học xong tiết 1 môn GDCD, bạn H thốt lên “thảo nào chị mình nói: Triết học là khoa học của mọi khoa học”. Theo em, lời của chị bạn H là nói đến nội dung nào dưới đây của triết học?

A*. Khái niệm.                B*. Ý nghĩa.                    C*. Nội dung.                 D*. Vai trò.

13: thành ngữ nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng?

A*. Rút dây động rừng.                                          B*. Nhất bên trọng nhất bên khinh.

C*. Đèn nhà ai nhà nấy rạng.                                  D*. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

14: Anh Q và anh T vốn là hàng xóm nhưng đã xảy ra việc đánh nhau. Trước sự việc trên chị C phán đoán anh Q và anh T vốn đã có những hiểu lầm từ trước nên mới xảy ra sự việc trên. Anh K lại khẳng định bố anh Q trước đã từng bị đi tù vì tội đánh người gây thương tích, nên giờ anh Q đánh anh T là điều dễ hiểu. Còn anh M thở dài giá mà cả hai anh Q và T bớt nóng giận thì đã không xảy ra chuyện đáng buồn trên. Theo em, ai là người có phương pháp luận siêu hình?

A*. Anh K.                              B*. Anh M.                                    C*. Chị          C.                   D*. Anh M và anh K.

15: Quan niệm nào dưới đây thể hiện sự phủ định biện chứng?

A*. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện có tính ngẫu nhiên.

B*. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện mang tính chu kỳ.

C*. Lịch sử loài người biến đổi theo xu thế tất yếu xuất hiện cái tiến bộ hơn.

D*. Lịch sử loài người biến đổi theo quy luật khách quan.

16: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học?

A*. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.

B*. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

C*. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

Advertisements (Quảng cáo)

D*. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

17: Dân gian có “Góp gió thành bão”, nói đó thể hiện quan niệm nào dưới đây?

A*. Lượng của sự vật thay đổi.                               B*. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.

C*. Chất của sự vật thay đổi.                                  D*. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.

18: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới được gọi là

A*. thế giới quan.            B*. phương pháp.            C*. phương pháp luận.    D*. khoa học.

19: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thứC*. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A*. thuyết nhị nguyên luận.                                    B*. thuyết bất khả tri.

C*. thế giới quan duy tâm.                                      D*. thế giới quan duy vật.

20: nào dưới đây nói về sự phát triển?

A*. Rút dây động rừng.                                           B*. Tre già măng mọc.

C*. Có chí thì nên.                                                   D*. Nước chảy đá mòn.

21: Là một người thợ sửa chữa đồ điện ở xã nhà, không có bất cứ bằng cấp nào về cơ khí, nhưng do chịu khó mày mò tìm hiểu từ những thứ đồ cũ nên bác T đã chế tạo ra nhiều loại máy móc phục vụ thiết thực cho hoạt động nông nghiệp. chuyện về bác T là minh chứng cho vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A*. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                     B*. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C*. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.                 D*. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

22: Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc cho rằng, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Nhờ có kính viễn vọng tự sáng chế và kiên trì quan sát bầu trời, Ga –li-lê đã khẳng định Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc là đúng và còn bổ sung: Mặt Trời còn tự quay xung quanh trục của nó. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A*. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.               B*. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C*. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.                 D*. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

23: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A*. xung đột.                  B*. phát triển.                  C*. vận động.                  D*. mâu thuẫn.

24: Luận điểm “Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A*. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.               B*. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C*. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.                 D*. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

25: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?

A*. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.

B*. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.

C*. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.

D*. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.

26: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A*. thế giới khách quan và xã hội.                          B*. giới tự nhiên và tư duy.

C*. đời sống xã hội và tư duy.                                D*. giới tự nhiên và đời sống xã hội.

27: Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N cũng sẽ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo

A*. phương pháp luận biện chứng.                         B*. thế giới quan duy tâm.

C*. phương pháp luận siêu hình.                             D*. thế giới quan duy vật.

28: Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, xương, tre gỗ, con người đã biết chế tạo và sử dụng công cụ kim khí. Nhờ đó, người ta có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài. Khi năng suất lao động tăng cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa, chế độ tư hữu có cơ sở để tồn tại. Xã hội thị tộc bộ lạc của công xã nguyên thủy dần bị tan vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại. Hãy chỉ ra hình thức vận động xã hội (hình thức vận động cao nhất) trong đoạn thông tin trên?

A*. Cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài.

B*. Công xã nguyên thủy dần bị tan vỡ, nhường chỗ cho xã hội cổ đại.

C*. Năng suất lao động tăng cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa.

D*. Biết chế tạo và sử dụng công cụ kim khí.

29: Hoa nở thì nụ biến mất, quả xuất hiện thì hoa biến mất. Đó là biểu hiện của hiện tượng nào sau đây?

A*. Phủ định siêu hình.                                           B*. Phủ định biện chứng.

C*. Phủ định hoàn toàn.                                          D*. Phủ định sạch trơn.

30: Nghỉ hè, H lên Hà Nội thăm chị gái. H nhận thấy ở thủ đô toàn nhà cao tầng, chứ không có nhiều nhà cấp bốn như ở quê. Trên đường phố, mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. Trong lúc chờ chị đón, H thấy có một bạn nhỏ đến xin tiền mua đồ ăn. Nhìn bạn nhỏ rất đáng thương nên H cũng muốn cho em ấy tiền, nhưng nhớ lời mẹ dặn ở trên thành phố nhiều trộm cắp lừa đảo nên H lại thôi. H cứ băn khoăn mãi, không biết nên quyết định ra sao. Hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học trong tình huống trên?

A*. Thủ đô nhiều nhà cao tầng, ở quê nhiều nhà cấp bốn.

B*. Trạng thái băn khoăn vừa muốn giúp lại vừa sợ bị lừa của H.

C*. H nhà thì ở quê, nhưng hôm nay được lên thành phố chơi.

D*. Mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã.

31: Quan điểm nào sau đây phủ định sạch trơn sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật?

A*. Quan điểm duy tâm.                                         B*. Quan điểm biện chứng duy tâm.

C*. Quan điểm biện chứng duy vật.                       D*. Quan điểm siêu hình.

32: Một cơn áp thấp nhiệt đới, khi gió mạnh dần lên đến cấp 7 thì chuyển thành bão. Thời điểm gió cấp 7 được gọi là

A*. độ.                             B*. lượng.                       C*. điểm nút.                   D*. chất.

 II. PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm)

Nhận thức là gì? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính?

Tham khảo đáp án:

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 C 12 D 23 D
2 A 13 A 24 A
3 C 14 A 25 D
4 B 15 D 26 D
5 A 16 B 27 C
6 D 17 B 28 B
7 A 18 C 29 B
8 C 19 D 30 B
9 A 20 B 31 D
10 C 21 A 32 C
11 B 22 C
  1. Nhận thức là gì?

– Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

  1. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính?
Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính
– Tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng.

– Mang lại hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

– Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức (giai đoạn đầu tiên).

– Tiếp xúc gián tiếp với sự vật hiện tượng

– Tìm ra bản chất, quy luật,… của sự vật, hiện tượng.

– Là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức.

Advertisements (Quảng cáo)