Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

KCSL môn Văn lớp 10 cuối kì 1: Khái quát nội dung của bài ca dao?

Khái quát nội dung của bài ca dao?; Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng? … trong KCSL môn Văn lớp 10 cuối kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0đ)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

(Ca dao)

1. Khái quát nội dung của bài ca dao?

2. Xác định phương thức biểu đạt trong bài ca dao trên?

3. Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng?

4. Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3 – 5 dòng)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0đ)

Em hãy tưởng tượng mình là An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất.


I. PHẦN ĐỌC HIỂU 

1. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Nội dung bài ca dao: Bài ca nói về thân phận lệ thuộc, bị động, không được tự quyết định cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời qua đó, tác giả dân gian cũng bày tỏ lòng thương cảm, xót xa với người phụ nữ.

2. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

Advertisements (Quảng cáo)

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

3. *Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã được học.

*Cách giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh “Thân em như tấm lụa đào”

Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ.

4. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.

*Cách giải:

Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân. Gợi ý:

– Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã được nhìn nhận một cách công bằng hơn.

– Người phụ nữ được đi học, được nắm quyền hành trong xã hội và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội.

Advertisements (Quảng cáo)

– Tuy nhiên, ở một vài góc tối vẫn xảy ra tình trạng bạo hành với phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đâu đó

II. PHẦN TỰ LUẬN 

*Phương pháp:

– Phân tích (phân tích yêu cầu của đề…)

– Sử dụng kĩ năng xây dựng một văn bản tự sự.

*Cách giải:                       

v  Yêu cầu về kỹ năng:

+ Biết cách làm bài văn tự sự, có sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng.

+ Bài văn có đủ ba phần: Mở bài (phần mở đầu) – thân bài (Phần nội dung) – kết luận (Kết thúc truyện)

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

v  Yêu cầu về nội dung:

    Học sinh dùng lời văn của mình kể lại câu chuyện, ngôi kể ở đây là ngôi thứ nhất – tự xưng An Dương Vương, kể chuyện một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian.

Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

* Mở bài: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

   An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện.

+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.

+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.

+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).

+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam

* Kết bài: Kết thúc câu chuyện.

+ Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng đuổi theo.

+ An Dương Vương chém đầu Mị Châu và theo Rùa Vàng xuống biển.

+ Trọng Thủy đem xác Mị Châu về an táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết.

Advertisements (Quảng cáo)