PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)
1. Trong hệ thức của nguyên lý I Nhiệt động lực học (NĐLH): \(\Delta U = A + Q\) . Nhận xét nào sau đây phù hợp với quá trình dãn đẳng nhiệt ?
A. \(\Delta U = 0\), với \(A > 0\)
B. \(A < 0\), với \(Q = 0\)
C. \(\Delta U = 0\), với A < 0
D. \(A < 0\), với \(Q = 0\)
2. Người ta cho hai vật dẫn nhiệt A và B tiếp xúc với nhau, sau một thời gian khi có trạng thái cân bằng nhiệt thì hai vật này có
A. cùng nhiệt độ
B. cùng nội năng
B. cùng năng lượng
D. cùng nhiệt lượng
3. Khi hệ truyền nhiệt và thực hiện công thì nội năng của hệ
A. không đổi
B. giảm
C. tăng
D. chưa đủ điều kiện để kết luận
4. Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang một nhiệt lượng 2J. Khí nở ra, đẩy pittong đi một đoạn 6cm với một lực có độ lớn 25N. Nội năng của khí
A. tăng 0,5 J
B. giảm 0,5 J
C. tăng 2 J
D. giảm 2 J
5. Chọn phát biểu đúng
A. nội năng của khí lí tưởng phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ
B. nội năng là nhiệt lượng
C. số đo độ biến thiên nội năng là độ tăng nhiệt độ
D. nội năng có thể truyền từ vật này dang vật khác hoặc từ dạng này sang sạng khác
6. Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang có nhiệt lượng 2 J. KHí nở ra, đẩy pittong đi một đoạn 6 cm với một lực có độ lớn 25N. Nội năng của khí
A. tăng 0,5 J
B. giảm 0,5 J
C. tăng 2 J
D. giảm 2 J
7. Một động cơ nhiệt có hiệu suất 25%. Động cơ nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200J, hỏi động cơ đã truyền một nhiệt lượng cho nguồn lạnh là bao nhiêu ?
A. 300 J B. 4800 J
C. 900 J D. 3600 J
8. Chọn phát biểu đúng. Nhiệt chỉ có thể truyền từ vật A sang vật B nếu
A. nhiệt lượng của vật A lớn hơn nhiệt lượng của vật B
B. nhiệt lượng của vật A nhỏ hơn nhiệt lượng của vật B
C. khối lượng của vật A lớn hơn khối lượng của vật B
D. nhiệt độ của vật A lớn hơn nhiệt độ của vật B
9. Nội năng của khí lí tưởng phụ thuộc vào
Advertisements (Quảng cáo)
A. nhiệt độ, áp suất và khối lượng
B. nhiệt độ
C. nhiệt độ và thể tích
D. nhiệt độ, áp suất và thể tích
10. Trong chu trình của động cơ nhiệt lí tưởng có hiệu suất 29%, chất khí đã truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 6.103 J. Công mà chất khí đã thực hiện là
A. 1500 J B. 4500 J
C. 1200 J D. 4800 J
11. Chọn phát biểu đúng
A. nội năng là nhiệt lượng
B. số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng
C. nội năng là tổng động năng và thế năng của vật
D. độ biến thiên nội năng bằng độ biến thien nhiệt độ
12. Chọn phát biểu sai
A. đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng
B. một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó cũng có nhiệt lượng
C. nhiệt lượng là số đo của nội năng trong quá trình truyền nhiệt
D. nhiệt lượng không phải là nội năng
13. Trong chu trình của động cơ nhiệt lí tưởng, chất khí thực hiện một công là 2.103 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 6.103 . Hiệu suất của động cơ là
A. 25% B. 33%
C. 75% D. 67%
14. Trong hệ thức của nguyên lý NĐLH: \(\Delta U = A + Q\) . Nhận xét nào sau đâu đúng với quá trình đun nóng đẳng tích
\(\begin{array}{l}A.\,\,\Delta U = 0;\,\,Q > 0;A < 0\\B.\,\,\Delta U > 0;\,\,Q > 0;\,\,A = 0\\C.\,\,\Delta U < 0;\,\,Q < 0;\,\,A = 0\\D.\,\,\Delta U = 0;\,\,Q < 0;\,\,A > 0\end{array}\)
15. Thực hiện một công là 100 J để nén khí trong xilanh. Khí trong xilanh truyền ra môi trường một nhiệt lượng là 20J. Nội năng của khối khí
A. tăng 120 J B. giảm 80 J
C. tăng 80 J D. giảm 120 J
16. Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang một nhiệt lượng 20J. Khí nở ra, đẩy pittong với một lực có độ lớn là 250N. Nội năng của khí tăng lên là 5 J. Pittong đã di chuyển một đoạn là
A. 6 cm B. 2 cm
Advertisements (Quảng cáo)
C. 10 cm D. 8 cm
17. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình
A. \(\Delta U = A\)
B. \(Q = A\)
C. \(\Delta U = 0\)
D. cả A, B,C đều đúng
18. Nhiệt lượng mà khí lí tưởng nhận được chuyển hết thành công mà khí sinh ra trong quá trình nào sau đây ?
A. đẳng áp
B. đẳng nhiệt
C. đẳng tích
D. cả A, B,C đều đúng
PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19. (2đ) Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt nằm ngang có pitong có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pittong dịch chuyển
a) nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4000 J, thì nội năng của nó biến thiên một lượng bằng bao nhiêu ?
b) giả sử không khí nhận thêm được nhiệt lượng 10000J và công thực hiện thêm được một lượng là 1500J. Hỏi nội năng của không khí biến thiên thêm một lượng bằng bao nhiêu ?
20. (2đ) Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2g đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu ? Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/kg.K
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
A |
B |
C |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
D |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
B |
A |
B |
C |
16 |
17 |
18 |
|
|
A |
D |
B |
1. A
2. A
3. B
4. C
Theo nguyên lý I của NĐLH: \(\Delta U = A + Q\)
Khối khí thực hiện công nên \(A < 0\): \(A = -50\, J\)
Nội năng của khí giảm nên \(\Delta U < 0:\Delta U = – 20\,J\) . Vậy \(Q = 30 \,J\)
5. D
6. A
Theo nguyên lý I của NĐLH: \(\Delta U = A + Q\)
Khí thực hiện công: \(A’ = Fs = 0,06.25 = 25 J \)\(\, \Rightarrow A = -1,5 J\)
Khí nhận nhiệt: \(Q = 2 J\), do đó: \(\Delta U = 0,5\,J\)
7. C
Hiệu suất của động cơ:
\(H = \dfrac{A}{{{Q_1}}} = \dfrac{{{Q_1} – {Q_2}}}{{{Q_1}}} \)\(\,= \dfrac{{1200 – {Q_2}}}{{1200}} = 25\% \)
\(\Rightarrow {Q_2} = 900\,J\)
8. D
9. B
10. A
11. B
12. B
13. A
14. B
15. C
16. A
Thoe nguyên lý NĐLH: \(\Delta U = A + Q\)
Khí nhận nhiệt \(Q = 20 J\) và nội năng tăng \(\Delta U = 5\,J \Rightarrow A = 15\,J\)
Do đó khí thực hiện công: \(A’ = 15 J\). vậy ta có: \(x = \dfrac{{A’}}{F} = 0,06\,m = 6\,\,cm\)
17. D
18. B
PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19. (2đ)
a) Vì xilanh cách nhiệt nên \(Q = 0\)
Do đó \(\Delta U = A = – 4000\,J\)
b)
\(\begin{array}{l}\Delta U = A’ + Q’ \\\;\;\;\;\;\;\;= – \left( {4000 + 1500} \right) + 10000\,\\ \Rightarrow \Delta U = 45000\,J\end{array}\)
20. (2đ)
Động năng của viên đạn khi va chạm với tường:
Wđ \( = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}{.2.10^{ – 3}}{.200^2} = 40\,J\)
Khi bị bức tường giữ lại, viên đạn được công có độ lớn A = Wđ
Do viên đạn không trao đôi nhiệt với môi trường bên ngoài nên công A phải bằng độ tăng của viên đạn:
\(\Delta U = A\)
Phần nội năng tăng thêm này làm viên đạn nóng lên:
Do đó:
\(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{40}}{{{{2.10}^{ – 3}}.234}} = 85,{5^o}C\)