PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)
1. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng \(x = 4t – 10\) (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?
A. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h
B. Từ điểm M, có tọa độ 10 km, với vận tốc 4 km/h
C. Từ điểm O, với vận tốc 10 km/h
D. Từ điểm M, có tọa độ -10 km, với vận tốc 4 km/h
2. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong 10s chuyển động, vận tốc của ô tô tăng dều đặn từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được trong thời gian này là
A. 500 m B. 100 m
C. 50 m D. 25 m
3. Một cánh quạt quay đều, trong mười phút quay được 1200 vòng. Chu kì, tần số quay của quạt là
A. 0,5 s và 2 vòng/s
B. 1 phút và 1200 vòng/s
C. 1 phút và 2 vòng/s
D. 0,5 s và 200 vòng/s
4. Một ô tô chạy với vận tốc 80 km/h trên một vòng đua có bán kính 200m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là
A. 0,22 m/s2 B. 0,2 m/s2
C. 3,2 m/s2 D. 2,46 m/s2
5. Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Thời gian để xe dừng lại hẳng kể từ lúc bắt đầu hãm phanh là
A. 10 s B. 5 s
C. 1,8 s D. 18 s
6. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều có dạng: \(x = 5 + 2t + 0,25{t^2}\) (x tính bằng m; t tính bằng giây)
Phương trình vận tốc của vật đố là (v đo bằng m/s)
A. \(v = -2 + 0,5t\)
B. \(v= -2 + 0,25t\)
C. \(v = 2 + 0,5t \)
D. \(v = 2 – 0,25t\)
7. Một vật rơi tự do từ độ cao h = 500m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thời gian kể từ lúc rơi đến khi vật chạm đât đất là:
A. 5s B. 10s
C. 20s D. 7,07s
8. Một hành khách ngồi trong tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy tài N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào chuyển động so với sân ga
A. Tài H đứng yên, tàu N chạy
B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên
C. Cả hai tàu đều chạy
D. Cả hai tàu đều đứng yên
9. Trong chuyển động tròn đều thì
A. Tốc độ dài của chất điểm là không đổi
B. Véc tơ vận tốc của chất điểm là không đổi
C. Véc tơ gia tốc không đổi
Advertisements (Quảng cáo)
D. Véc tơ vận tốc của chất điểm thay đổi cả về hướng và độ lớn
10. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?
A. Gia tốc
B. Tốc độ tức thời
C. Tọa độ
D. Quãng đường đi
11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của gia tốc rơi tự do ?
A. Phương thẳng đứng
B. chiều từ trên xuống dưới
C. Độ lớn không thay đổi theo độ cao
D. Độ lớn phụ thuộc vào vị trí địa lý
12. Yếu tố nào sau đây không phụ thuộc vào hệ quy chiếu
A. Vật làm mốc
B. Hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc
C. Gốc thời gian
D. Vật chuyển động
13. Chuyển động nào sau đây có vận tốc trung bình luôn bằng vận tốc tức thời
A. Chuyển động nhanh dần đều
B. Chuyển động chậm dần đều
C. Chuyển động thẳng đều
D. Chuyển động tròn đều
14. Phương trình nào sau đây biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều ? (x tính bằng m; t tính bằng giây)
\(\begin{array}{l}A.\,x = 20 – 3t – 2{t^2}\\B.\,x = 12 + 5t + 3{t^2}\\C.\,x = 100 – 10t\\D.\,x = 25 – 6t + 4{t^2}\end{array}\)
15. Một thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1cm. Sai dố hệ thống của thước đo trên là
A. 1cm B. 0,5cm
Advertisements (Quảng cáo)
C. 1mm D. 0,5mm
16. Một vật rơi tự do từ nơi có độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là
\(\begin{array}{l}A.\,v = \sqrt {gh} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,v = \sqrt {2gh} \\C.\,v = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\sqrt {\dfrac{h}{g}} \end{array}\)
17. Công thức liên hệ giữa gia tốc dài và tốc độ góc của chuyển động thẳng đều có dạng
\(\begin{array}{l}A.\,v = \dfrac{\omega }{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,v = \sqrt {\omega R} \\C.\,v = \dfrac{{{\omega ^2}}}{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\omega R\end{array}\)
18. Vận tốc tuyệt đối
A. Là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động
B. Bằng tổng của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
C. Là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên
D. Luôn lớn hơn vận tốc tương đối.
PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19. (2đ) Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng nhau trên đường thẳng từ A đến B. Tốc độ của xe chạy từ A là 54 km/h, của xe chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm gố tọa độ, chiều chuyển động của hai xe là chiều dương; thời điểm hai xe xuất phát làm mốc thời gian. Tìm vị trí hai xe gặp nhau.
20. (2đ) Một chiếc xe ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 4 giờ. A, B cách nhau 40 km, nước chảy với vận tốc 4 km/h. Tính vận tốc của ca nô đối với nước.
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
C |
A |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
B |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
D |
C |
D |
B |
16 |
17 |
18 |
|
|
B |
D |
B |
1.D
\(x_o= -10\, km; v = 4\, km/h\)
2. C
\(a = \dfrac{{{v_t} – {v_0}}}{t};\)\(\,\,s = \dfrac{{v_1^2 – v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{{v_t} + {v_0}}}{2}.t = \dfrac{{4 + 6}}{2}.10 \)\(\,= 50\,m\)
3.A
\(n = \dfrac{{200}}{{600}} = 2\) vòng/s; \(T = \dfrac{1}{2} = 0,5\,s\)
4.D
\(a = \dfrac{{{v^2}}}{R}\) ; với v = 80 km/h = 2,5 m/s; R = 200 m
Suy ra: \(a = \dfrac{{2,{5^2}}}{{200}} = 2,46\,m/{s^2}\)
5.B
\(t = \dfrac{{0 – {v_0}}}{a};\,\,a = – 0,5\,m/{s^2};\)\(\,\,{v_0} = 9\,km/h = 2,5\,m/s\) ; suy ra: v = 2 + 0,5t
6. C
\(v = {v_0} + at;\,\,{v_0} = 2\,m/s;\)\(\,\,a = 0,25.2 = 0,5\,m/{s^2}\)
Suy ra: \(v = 2 + 0,5t\)
7.B
\(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} = \sqrt {\dfrac{{2.500}}{{10}}} = 10\,s\)
8.B
9.A
10. A
11. C
12. D
13. C
14. D
\(x = 25 – 6t + 4{t^2};\,\,\left( {{v_0}.a < 0} \right)\)
15. B
16. B
17. D
18. B
PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19. (2đ)
Phương trình chuyển động của hai xe: (x tính bằng km; t tính bằng h)
Xe đi từ A: x1 = 54t
Xe đi từ B: x2 = 10 + 48t
Khi hai xe gặp nhau: \({x_1} = {x_2} \)
\(\Rightarrow t = \dfrac{5}{3}\,h\) .
Vậy x1 = 90 km
20. (2đ)
Vận tốc của ca nô đối với bờ khi xuôi dòng: \({v_{13}} = \dfrac{{AB}}{t} = 10\,km/h\)
\({\overrightarrow v _{13}} = {\overrightarrow v _{12}} + {\overrightarrow v _{23}};\,\,{\overrightarrow v _{12}} \nearrow \nearrow {\overrightarrow v _{23}}\)
Trong đó: \(v_{12}\) là vận tốc dòng nước, \(v_{13}\) là vận tốc của ca nô đối với nước.
Vậy: \({v_{23}} = {v_{13}} – {v_{12}} = 6\,km/h\)