Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.” Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy? … trong Đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 thi cuối học kì I
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.” ”
(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXBGDVN 2010, trang 31-33)
Advertisements (Quảng cáo)
- Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (0,50 điểm)
- Em hiểu ý nghĩa của văn bản trên như thế nào? (1,00 điểm)
- Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.” Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy? (1,00 điểm)
- Đặt một câu có danh từ? Cho biết danh từ ấy giữ chức vụ gì trong câu ? (0,50 điểm)
- II. LÀM VĂN(7,00 điểm)
Câu 1: (2,00 điểm)
Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rễ là có ý chọn Sơn Tinh? Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua hãy viết một đoạn văn giải thích?
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2: Kể lại một truyện dân gian em thích bằng lời văn của em. (5.0đ)
Bài giải
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | ||
1 | – Trích trong văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
– Thuộc thể loại: Truyền thuyết |
0,25
0.25 |
|
2 | – Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
– Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. |
0,50
0,50 |
|
3 | Cụm danh từ:
– Hai chàng – Một người con gái. |
0,50
0,50 |
|
4 | – Đặt câu có danh từ, có ý nghĩa rõ ràng.
– Nêu đúng chức vụ cú pháp của danh từ. |
0,25
0.25 |
|
II | LÀM VĂN | ||
Câu 1 | Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về việc ra điều kiện sính lễ của vua Hùng | ||
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận | 0,25 | ||
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,25 | ||
Nguyên nhân do đâu mà vua Hùng ra điều kiện như vậy… | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động. | 1,00 | ||
Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách hiểu miễn có lí. Ví dụ :
Vua Hùng rất sáng suốt trong việc chọn rễ, tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đây là các món lễ vật kì lạ chỉ có ở miền đồng bằng, vùng núi. Qua đó ta thấy thái độ của người Việt cổ: – Xem lũ lụt là kẻ thù, tai họa – Rừng núi là quê hương, lợi ích, ân nhân. |
|||
d. Sáng tạo | 0,25 | ||
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | |||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | ||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | |||
Câu 2 | Kể lại một truyện dân gian thích nhất bằng lời văn của HS | 5,00 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn | 0,50 | ||
Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề. | |||
b. Xác định đúng luận đề | 0,50 | ||
Kể lại đúng một truyện dân gian bằng lời văn của em. | |||
c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,… | |||
– Kể lại đúng truyện dân gian, đó là truyện gì ? Vì sao em thích?
– Diễn biến câu chuyện. – Bài học/ý nghĩa/… rút ra từ truyện kể. |
3,00
|
||
d. Sáng tạo | 0,50 | ||
Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,… | |||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,50 | ||
Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu | |||
ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,00 điểm |