I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Hệ thống XNCN thế giới hình thành vào năm:
A.1944. B. 1945.
C. 1949. D. 1950.
2. Năm nào được xem “năm châu Phi”?
A.1945. B. 1955.
C. I960. D. I965.
3. Địa danh lịch sử đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ:
A. An-giê-ri.
B. Điện Biên Phủ.
C. Phnôm-pênh (Cam-pu-chia).
D. Viên Chăn (Lào).
4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. Nguyên nhân là do:
A. Mâu thuần về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ.
B. Tranh chấp quyền lực giữa các phe phái.
C. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ.
D. Tranh giành quyền lực giữa các đảng cầm quyền.
5. Nước nào được xem là “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh ?
A. Mê-hi-cô. B. Vê-nê-xu-ê-la.
C. Cu Ba. D. Ni-ca-ra-goa.
6.Chủ nghĩa A-pac-thai đã bị xoá bỏ ở:
A. Mĩ La-tinh. B. Nam Phi.
C. Trung Đông. D. Châu Phi.
7.Địa danh không phải tù trung tâm tài chính của thế giới tư bản trong những năm 70 của thế kỉ XX là:
A. Mĩ. B. Nhật Bản.
C. Tây Âu. D. Xin-ga-po.
8. Nguyên nhân chung thúc đẩy nền kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.
B. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
D. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Advertisements (Quảng cáo)
9. Khối nào sau đây có nhiều tác dụng thúc đẩy sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia?
A. Khối EEC. B. Khối ASEAN.
C. Khối NATO. D. A, B đúng.
1.0. Quốc gia từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới là:
A. Trung Quốc. B. Liên Xô.
C. Việt Nam . D. Cu Ba .
1.1. Xu thế chung của thế giới ngày nay là:
A. Chạy đua vũ trang.
B. Cạnh tranh khốc liệt về kinh tế.
C. Tranh chấp đất đai.
D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
1.2. Cuộc chiến tranh ở nước nào không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?
A. Triều Tiên ( 1950 – 1953).
B. Việt Nam ( 1960 – 1975).
C. An-giê-ri (1954 – 1962).
D. Chiến tranh Vùng Vịnh (1991).
13. Quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự thế giới:
A. Hai cực.
B. Đa cực, nhiều trung tâm.
C. Đa cực.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Đơn cực.
1.4. Giai đoạn lịch sử từ sau năm 1991 đến nay được gọi là thời kì :
A. Sau “Chiến tranh lạnh”, một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
B. Một trật tự thế giới hai cực Xô – Mĩ.
C. Một trật tự thế giới đơn cực.
D. Mở rộng liên kết khu vực.
1.5. Hòa bình, ổn định, hợp túc phát triển là xu thế của thế giới:
A. Từ sau Chiến tranh thể giới lần thứ nhất.
B. Từ sau “Chiến tranh lạnh”.
C. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
D. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1629 – 1933.
1.6. Lực lượng hùng hậu và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân,
C. Giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
1.7. Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nên sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân Việt Nam. Đó là giai cấp:
A.Tiểu tư sản. B. Công nhân.
C. Tư sản. D. Địa chủ.
1.8. Bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi, khỉnh rẻ, đời sống bấp bênh, đó là :
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.
19. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ:
A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
2.0. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là:
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. .
B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ.
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Nêu những biểu hiện của “Chiến tranh lạnh ”?
2. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 – C | 2 – C | 3 – B | 4 – A | 5 – C |
6 – B | 7 – D | 8 – D | 9 – D | 10 – B |
11 – D | 12 – C | 13 – A | 14 – A | 15 – B |
16 – A | 17 – B | 18 – D | 19 – B | 20 – C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Biểu hiện của “Chiến tranh lạnh” là:
– Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
– Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ.
2. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
Sau chiến tranh, dưới tác động cùa chính sách thống trị bóc lột của thực dân Pháp sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc:
– Giai cấp địa chủ phong kiến, phân hóa làm 2 bộ phận: đại địa chủ và trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, tha hồ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân.
– Giai cấp tư sản, mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phân đông là những thâu khoán hoặc chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…
– Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị vói chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
– Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về sổ lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẽ, dễ bị phá sản, thất nghiệp.
– Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân sổ bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đẩL Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn.
– Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp. phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phảr lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp cône; nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng; bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột c đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.