Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề thi cuối kì lớp 7 môn Văn học kì 1: Giải thích vì sao, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Giải thích vì sao, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?; Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta là gì? Hội nghị I-an-ta có những quyết định gì và hệ quả của các quyết định đó? … trong Đề thi cuối kì lớp 7 môn Văn học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta là gì? Hội nghị I-an-ta có những quyết định gì và hệ quảcủa các quyết định đó?

2. Giải thích vì sao, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

3. cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?


1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta:

– Cuối năm 1944, đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi. Trong đó mâu thuẫn nội bộ phe Đồng minh cũng nổi lên gay gắt xung quanh việc tranh giành và phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước tham chiến, liên quan đến tình hình hòa bình, an ninh và trật tự thế giới. Trong bối cảnh tháng 2 – 1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc – Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở I-an-ta (Liên Xô) để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh.

– Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng sau:

+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm gìn giữ hòa bình, ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.

+ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh huởng giữa các nước chiến thắng.

– Hệ quả: Những quyết định của hội nghị l-an-ta đã trở thành khuôn của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” đứng đầu là Liên Xô và Mĩ.

2. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau, vì:

Advertisements (Quảng cáo)

– Có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

– Từ năm 1950, sau khi đã hồi phục, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

3. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh:

– Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có lên do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.

+ Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

– Giai cấp nông dân: Do bị áp bức, bóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

– Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.

+ Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường cùa họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

– Tầng lớp tiểu tư sản: nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.

– Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Advertisements (Quảng cáo)