I. TRẮC NGHIỆM
Chọn ý đúng trong các câu sau.
1. Vùng nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
D. Biển Đông.
2. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội và Nam Định.
C. Hà Nội và Hải Phòng.
C. Hà Nội và Hải Dương.
D. Hà Nội và Hạ Long.
3. Giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu và kết thúc là
A. Thừa Thiên – Huế đến Bình Thuận.
B. Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Đà Nẵng đến Ninh Thuận.
D. Thừa Thiên – Huế đến Phú Yên.
4. Trung tâm kinh tế lớn nhất về quy mô, cơ cấu ngành đa dạng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng.
C. Nha Trang.
B. Quảng Nam.
D. Quy Nhơn.
II. TỰ LUẬN
1.. (1đ) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?
2.. (2đ) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ.
Advertisements (Quảng cáo)
3.. (2đ) Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế của Bắc Trung Bộ có gì khác nhau giữa phía đông và phía tây?
4.. (3đ) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết:
Tên và vùng phân bố (tỉnh) các cây công nghiệp chủ yếu (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, bông) cùa Tây Nguyên.
Tên các nhà máy thuỷ điện đang hoạt động ở Tây Nguyên.
I.TRẮC NGHIỆM
1 – C |
2 – C |
3 – B |
4 – A |
II. TỰ LUẬN (8đ)
1.. (1đ) Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…
2.. (2đ) Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Vai trò: tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3.. (2đ) Khác nhau về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ:
Đồng bằng ven biển phía đông:
+ Dân cư: chủ yếu là người kinh
+ Hoạt động kinh tế: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Miền núi, gò đồi phía tây
+ Chủ yếu là các dân tộc ít người: Thái, Mường, Tày, Mnông, Bru-Vân Kiều…
+ Hoạt động kinh tế: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn,…
4.. (3đ) Tên và vùng phân bố cây công nghiệp:
+ Cà phê: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng.
+ Cao su: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum.
+ Hồ tiêu: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai.
+ Chè: Lâm Đồng, Gia Lai.
+ Bông: Đắk Lắk, Gia Lai.
Tên các nhà máy điện đang hoạt động: Y-a-ly, Xê Xan 3, Xê Xan 4, Đrây Hling.