I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6đ)
1. Một vật khối lượng 2kg có thế năng 4J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là là:
A. 0,2m B. 1 m
C. 0,5 m D. 0,32m
2. Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một lượng khí là 10 lít, thể tích lượng khí đó ở nhiệt độ 5460C khi áp suất khối khí không đổi là:
A. 20 lít. B. 10 lít.
C. 5 lít. D. 15 lít.
3. Một vật có khối lượng m ở độ cao 3m có thế năng 12J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khối lượng m có giá trị
A. 0,4kg. B. 4kg.
C. 40kg. D. 2,5kg.
4. Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Chọn kết luận đúng?
A. Trọng lực sinh công âm.
B. Lực kéo của động cơ sinh công âm.
C. Lực ma sát sinh công dương.
D. phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công dương.
5. Nén khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khối khí là:
A. không thay đổi.
B. giảm 2,5 lần.
C. tăng 2,5 lần.
D. tăng gấp đôi.
6. Một khối khí ở nhiệt độ 00C có áp suất là 700mmHg và thể tích không đổi. Ở 300C thì áp suất của khối khí trên là:
A. 767mmHg.
B. 700mmHg.
C. 677mmHg
D. 777mmHg.
7. Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn?
A. Vật chuyển động trong chất lỏng.
B. Vật rơi tự do.
C. Vật chuyển động thẳng đều từ dưới lên trên.
D. Vật rơi trong không khí.
8. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương thẳng đứng góc 300. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt được 20m bằng:
A. 2400J. B. Đáp án khác
C. 2866J D. 2598J.
9. Động năng của một vật sẽ thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không thay đổi nhưng vận tốc của vật giảm đi 3 lần:
A. không đổi B. giảm 9 lần.
Advertisements (Quảng cáo)
C. giảm 6 lần D. tăng 3 lần
1.0: Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là :
A. 8 (m/s) B. 2 (m/s)
C. 4 (m/s) D. 16 (m/s)
1.1: Một vật có khối lượng 1(kg), khi động lượng của vật có giá trị 10kg.m/s thì vật có vận tốc là:
A. 10m/s B. 1m/s
C. 6m/s D. 9m/s
1.2: Trong trường hợp tổng quát, công của một lực được xác định bằng công thức:
A. F.s.sinα B. mgh
C. F.s.cosα D. F.s
1.3: Trong sự rơi tự do đại lượng nào sau đây được bảo toàn:
A. Thế năng B. Động lượng
C. Động năng D. Cơ năng
1.4: Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm:
A. 40,50C. B. 1470C.
C. 870C. D. 4200C.
1.5: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Nhiệt độ tuyết đối.
B. Khối lượng.
C. Thể tích.
D. Áp suất.
1.6: Một vật có khối lượng 1(kg), chuyển động với vận tốc 2m/s thì động năng của vật là:
A. 1J B. 6J
Advertisements (Quảng cáo)
C. 4J D. 2J
1.7: Hệ thức nào sau đây là đúng với định luật Bôi lơ – Ma ri Ốt?
A. \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)
B. \(\dfrac{p}{V} = \)Hằng số
C. \(pV = \) Hằng số
D. \(\dfrac{V}{p} = \) Hằng số
1.8: Công thức nào sau đây là công thức tính động lượng của vật?
A. \(\dfrac{1}{2}{(mv)^2}\).
B. m.v.
C. m.g.z
D. \(\dfrac{1}{2}mv\).
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4đ)
Từ mặt đất, một vật có khối lượng 100g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 20 m/s, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
1/ Bỏ qua sức cản của không khí, hãy tính:
a. Cơ năng của vật lúc bắt đầu ném vật.
b. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
c. Độ cao của vật so với mặt đất mà tại đó động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó?
2/ Nếu lực cản của không khí tác dụng lên vật khi chuyển động là 0,25 N, thì độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là bao nhiêu?.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
A |
A |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
B |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
C |
D |
B |
B |
16 |
17 |
18 |
|
|
D |
C |
B |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4đ)
1.
a) – Chọn gốc thế năng tại mặt đất
Khi Fc = 0
Cơ năng tại điểm ném: Wo = Wđ0 = 1/2 mv02 = 20 (J)
b) Tại điểm vật đạt độ cao cực đại: h = hmax , v = 0
W = Wt = mghmax
– Vì vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, nên cơ năng bảo toàn:
W = Wo
mghmax = Wo
Thay số: hmax = 20 (m)
Tại điểm (1): Wđ1 = 3Wt1
– Tính độ cao h1:
Ta có: W1 = Wđ1 + Wt1 = 4Wt1 = 4mgh1
Áp dụng ĐLBTCN: W1 = Wo
Suy ra: h1 = 5(m)
– Tính vận tốc v1:
Vì Wđ1 = 3Wt1 hay Wt = 1/3Wđ
Ta có:
W1 = Wđ1 + Wt1 = \(\dfrac{4}{3}\)Wđ = \(\dfrac{4}{3}.\dfrac{1}{2}mv_1^2\)
Áp dụng ĐLBTCN: W1 = Wo
Suy ra: v1 = \(\sqrt {\dfrac{{3{{\rm{W}}_0}}}{{2m}}} \)= 10\(\sqrt 3 \)(m/s)
2. Khi Fc = 0,25 N.
* Cách 1:
Tại vị trí vật có độ cao cực đại: \({h^,}\) = \(h_{\max }^,\), \({v^,}\) = 0
\({{\rm{W}}^,}\) = mg \(h_{\max }^,\)
Vì cơ năng không bảo toàn nên ta có:
\({{\rm{W}}^,}\)- W0 = AFc
hay: mg \(h_{\max }^,\)- Wo = – Fc . \(h_{\max }^,\)
Suy ra:
\(h_{\max }^,\)= \(\dfrac{{{W_o}}}{{mg + {F_c}}}\) = 16 (m)
* Cách 2: Áp dụng công thức biến thiên động năng:
\({\rm{W}}_{\rm{d}}^,\)- wo = Afc + Ap
Suy ra: \(h_{\max }^,\)= \(\dfrac{{{W_o}}}{{mg + {F_c}}}\) = 16 (m)