Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 45 phút Học kì 1 môn Văn lớp 9: Hãy thay lời ông Hai trong truyện ngắn Làng kể lại việc ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Kiểm tra 45 phút Học kì 1 môn Văn lớp 9. Tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với nhà thơ Chính Hữu về bài thơ Đồng chí. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy.

*  Đề 1: Hãy thay lời ông Hai trong truyện ngắn Làng kể lại việc ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

*  Đề 2: Tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với nhà thơ Chính Hữu về bài thơ Đồng chí. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy.

Đề 1: Hãy thay lời ông Hai trong truyện ngắn Làng kể lại việc ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài

Nhân vật tự giới thiệu khái quát về tên, hoàn cảnh tản cư và sự việc chính: Nghe tin làng mình theo giặc.

2. Thân bài

Advertisements (Quảng cáo)

–  Tuy tản cư nhưng tình yêu của tôi luôn hướng về làng chợ Dầu, rất mực yêu làng mình.

– Tôi thường đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức về làng mình.

– Kể lại chi tiết tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe làng theo giặc (kết hợp nghị luận, biểu cảm, miêu tả nội tâm):

+ Tôi rơi vào trạng thái bẽ bàng, đau đớn: “Cổ tôi nghẹn ắng lại, da mặt tôi tê rân rân…”, “Tôi lặng đi, tưởng như đến không thở được”…

+ Tôi xấu hổ vì trước đây đi đâu tôi cũng khoe về làng tôi. Tôi tủi thân…

Advertisements (Quảng cáo)

–  Khi về nhà, tôi rất đau lòng, kiểm điểm lại từng người, xem xét lại cái tin dữ kia…

–  Ba bốn ngày hôm sau tôi không dám ra khỏi nhà, tôi đấu tranh tư tưởng: nên ở lại nơi tản cư hay về làng… Tôi tâm sự, chia sẻ với con để vơi bớt nỗi buồn…

–  Sự xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh tôi khiến tôi lúc nào cũng lo lắng (chột dạ, nơm nớp, lủi ra góc nhà, nín thít…). Từ chỗ yêu làng, tôi thù làng: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ

3. Kết bài

– Tôi vô cùng đau khổ về cái tin dữ ấy – tin làng chợ Dầu theo giặc.

– Trong trái tim tôi tình yêu làng gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

Đề 2: Tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với nhà thơ Chính Hữu về bài thơ Đồng chí. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy.

Dàn bài:

– Xây dựng câu chuyện hướng đến nội dung của đề. Nhân vật chính là nhà thơ Chính Hữu, tác giả của bài thơ Đồng chí.

– Tình huống truyện: Gặp gỡ nhà thơ sau khi chiến tranh kết thúc, trò chuyện với nhà thơ để hiểu thêm về sự ra đời của bài thơ Đồng chí.

– Trong và sau cuộc gặp gỡ với tác giả, người viết hiểu được vẻ đẹp của bài thơ và vẻ đẹp của tình đồng chí trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm của bản thân về chiến tranh, về vẻ đẹp bình dị và dũng cảm của những người lính cụ Hồ; trách nhiệm của thế hệ trẻ với quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.

– Câu chuyện thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của những người lính.

Advertisements (Quảng cáo)