* Đề 1 Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
* Đề 2 Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển, hấp dẫn lôi cuốn với trẻ em. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề số 1:
Dàn ý tham khảo
1. Mở bài
– Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tượng vứt rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường.
– Con người cần phải bảo vệ môi trường sống.
2. Thân bài
– Ý thức bảo vệ môi trường của con người trong thực tế hiện nay.
– Hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra nhiều ở các thành phố lớn.
– Tác hại của hành động trên:
+ Làm hại đến sự sống của muôn loài: cây cối, chim chóc…
+ Làm hủy hoại bầu không khí trong lành của con người.
+ Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, làm mất vẻ đẹp đường phố.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây nhiều dịch bệnh: sốt , dịch tả…
+ Gây nên hiện tượng nghẹt cống rãnh, ngập lụt ở một số đường phố.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nêu suy nghĩ của mình về các hành vi làm ô nhiễm môi trường của con người:
+ Con người thiếu ý thức với vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Chưa có trách nhiệm cao với cộng đồng.
+ Khả năng nhận thức của con người quá thấp.
+ Lên án và phê phán những biểu hiện không tốt của con người làm nhiễm môi trường.
– Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:
+ Đối với bản thân: rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi, mọi lúc. Cụ thể: xả rác đúng nơi quy định.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện để môi trường xung quanh chúng ta: xanh, sạch, đẹp.
+ Nên có hình thức xử phạt thật nặng đối với những ai vứt rác bừa bãi.
3. Kết bài
– Bảo vệ môi trường, không có hiện tượng xả rác bừa bãi là vấn đề cấp bách của xã hội.
– Mọi người cần quyết tâm thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
Advertisements (Quảng cáo)
Đề số 2:
Dàn ý tham khảo
1. Mở bài
– Giới thiệu trò chơi điện tử rất hấp dẫn đối với học sinh hiện nay.
– Tác hại của trò chơi này đối với lứa tuổi đến trường.
2. Thân bài
a. Sức lôi cuốn của trò chơi điện tử:
– Đây là trò chơi phù hợp với cuộc sống hiện đại, thu hút đông đảo mọi người tham gia, đặc biệt là thanh thiếu niên.
– Mặt tích cực của vấn đề:
+ Trò chơi này dễ thực hiện, rẻ tiền, sinh động với những hình ảnh, âm thanh mới lạ, phong phú, thu hút ưa nhìn.
+ Giúp cho năng lực tư duy con người phát triển: nhạy bén hơn, năng động hơn.
+ Phù hợp tâm lí của tuổi mới lớn: thích khám phá, ưa thích những điều mới lạ về thế giới xung quanh mình.
Ví dụ: Chơi game, chơi những trò chơi trực tuyến…
b. Tác hại của trò chơi điện tử
– Nhiều trò chơi mang tính bạo lực, có ảnh hưởng xấu đến phát triển nhân cách của trẻ.
– Mải chơi điện tử quên cả ăn uống, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tham gia trò chơi: đau mắt, nhức đầu… Nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.
– Say mê trò chơi điện tử bỏ bê việc học tập, không có thời gian giúp đỡ công việc ở nhà cho bố mẹ, dửng dưng với tất cả mọi công việc.
-» Trở thành kẻ vô dụng cho xã hội và gia đình.
– Tiêu phí tiền bạc một cách vô ích. Nảy sinh ra các tính xấu: lấy cắp tiền để đi chơi điện tử, nói dốì mọi người…
c. Nguyên nhân của căn bệnh này
– Do tính tò mò của trẻ con ưa khám phá, sự hấp dẫn, lôi cuôn của những trò chơi hấp dẫn…
– Do nhu cầu của cuộc sống, xem đây như là một “mốt thời thượng”, chỉ có những người sành điệu thì mới biết thưởng thức.
– Học sinh không nhận thức được tác hại của trò chơi điện tử, ý thức học tập chưa cao nên sa vào những trò chơi như thế này.
d. Lời khuyên
– Làm quen với máy vi tính là việc làm tốt nhưng phải biết ứng dụng vào những việc làm bổ ích như: đánh văn bản, lên mạng tìm thông tin, tài liệu tham khảo để học tập…
– Xa lánh những trò chơi vô bổ có tác hại đến nhân cách, dù là trò chơi đơn giản.
3. Kết bài
– Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người tiếp xúc với máy vi tính để khám phá và học hỏi chứ không nên sa đà vào những trò chơi ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và nhân cách.
– Ngăn chặn căn bệnh này để có một thế hệ trẻ công hiến tài năng và làm vẻ vang đất nước.
– Liên hệ bản thân trước căn bệnh này.