Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 11

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) Đề số 2 Chương IV Hóa lớp 11 – Đại cương về hóa học hữu cơ:Trong các hợp chất hữu cơ thường chứa những nguyên tố nào sau đây?

Tham khảo đề kiểm tra 45 phút Đề số 2 Chương IV Hóa lớp 11 – Đại cương về hóa học hữu cơ. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa hợp chất hữu cơ?; Trong các hợp chất hữu cơ thường chứa những nguyên tố nào sau đây?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Cho công thức cấu tạo của hai chất:\(C{H_3} – C{H_2} – OH;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3} – O – C{H_3}\). Đặc điểm chung của hai hợp chất trên là:

A. đồng phân

B. đồng đẳng

C. hợp chất ancol

D. hợp chất ete

2. Những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức câu tạo được gọi là:

A. đồng đẳng            B. đồng phân

C. đồng vị                 D. đồng khối

3. Phát biểu nào cho dưới đây là đúng?

A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất cacbon.

C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu hiđrocabon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

D. Hóa học hữu cơ là ngành chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

4. Trong các hợp chất hữu cơ thường chứa những nguyên tố nào sau đây?

A. H; C; Na; O

B. C; H; N; F

C. H; C; N; O

D. Na; K; C; O

5. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa hợp chất hữu cơ?

\(\begin{array}{l}A.NaHC{O_3};{C_2}{H_5}ONa;C{H_3}N{O_2};C{H_3}Br;{C_2}{H_6}O;{C_4}{H_{10}};{C_6}{H_6}\\B.{C_2}{H_5}ONa;C{H_4}O;{C_4}{H_{10}};C{H_3}N{O_2};{C_6}{H_6};C{H_3}Br;{C_2}{H_6}O\\C.C{H_3}N{O_2};NaHC{O_3};CaC{O_3};HN{O_2};{C_6}{H_6};{C_2}{H_6}O;{C_4}{H_{10}}\end{array}\)

\(D.{C_2}{H_5}ONa;NaHC{O_3};{C_4}{H_{10}};C{H_3}N{O_2};{C_6}{H_6};C{H_3}Br;{C_2}{H_6}O\)

6. Cho hỗn hợp gồm ancol (\(t_{soi}^\circ = 78,3^\circ C\)) và axit axetic (\(t_{soi}^\circ  = 118^\circ C\)). Để tách riêng biệt từng chất, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Chiết

B. Lọc và kết tinh

C. Chưng cất ở áp suất thấp

Advertisements (Quảng cáo)

D. Chưng cất phân đoạn

7. Trong hợp chất hữu cơ, liên kết giữa các nguyên tử chủ yếu thuộc loại liên kết nào sau đâu?

A. Cộng hóa trị

B. Liên kết ion

C. Liên kết cho – nhận

D. Liên kết cộng hóa trị và ion.

8. Trong các tên gọi sau, tên nào thuộc danh pháp thay thế: (a) clometan; (b) vinyl clorua; (c) 1,2 – đicloetan?

A.(a); (c)                B.(a); (b)

 C.(a)                      D.(c)

II. PHẦN TỰ LUẬN

9. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một hợp chất hữu cơ Q thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Xác định khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Q.

10. Đốt cháy 200ml hơi một chất hữu cơ A chứ C, H, O trong 900ml O2. Thể tích của hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi cho ngưng tụ chỉ còn 700ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH đặc, chỉ còn 100ml (thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của A.

11. Chất hữu cơ B có tỉ khối hơi đối với etan là 2. Hãy xác định công thức của phân tử của B, biết B chỉ chứa C, H và O.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

B

C

C

Câu

5

6

7

8

Đáp án

B

D

A

A

 II. PHẦN TỰ LUẬN

9. Ta có: \({m_C} = {n_{C{O_2}}} \times 12 = \dfrac{{13,2}}{{44}} \times 12 = 36\)\(\,\left( {gam} \right);\)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\begin{array}{l}{m_H} = {n_{{H_2}O}} \times 2 = 0,8\left( {gam} \right)\\ \Rightarrow {m_O} = a – \left( {{m_C} + {m_H}} \right) \\ \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 6 – \left( {3,6 + 0,8} \right) = 1,6\left( {gam} \right)\end{array}\)

10. Sơ đồ phân tích đề bài:

200ml       900ml        1300ml  700ml 100ml

Dựa vào sơ đồ ta tính được:

\({V_{{O_2}}}\)phản ứng = 900 – 100 = 800 (ml)

\({V_{C{O_2}}} = 700 – 100 = 600\left( {ml} \right)\)

\({V_{{O_2}}}\)phản ứng \( = \left( {x + \dfrac{y}{4} – \dfrac{z}{2}} \right).200 = 800 \)

\(\Leftrightarrow 3 + \dfrac{3}{2} – \dfrac{z}{2} = 4\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{z}{2} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow z = 1.\)

Vậy công thức phân tử của A: C3H6O

11. Gọi công thức tông quát của B: CxHyOz (với x, y, z \( \in {Z^ + }\))

Ta có: \({d_{B/{C_2}{H_6}}} = \dfrac{{{M_B}}}{{{M_{{C_2}{H_6}}}}} = 2 \)

\(\Rightarrow {M_B} = 2 \times 30 = 60\)  (1)

Từ (1) \( \Rightarrow 12x + y + 16z = 60 \)

\(\Leftrightarrow 12x + y = 60 – 16z \Rightarrow 0 < z \le 3.\)

+ Khi \(z = 1 \Rightarrow 12x + y = 44 \)

\(\Leftrightarrow y = 44 – 12x\)   (2)

Cách 1.

Vì \(y \le 2x + 2 \)

\(\Leftrightarrow 44 – 12x \le 2x + 2 \Rightarrow x \ge 3\)

Từ (2) \( \Rightarrow x < \dfrac{{44}}{{22}} = 3,667\)

\(\Rightarrow 3 \le x \le 3,667\)

Vậy nghiệm duy nhất: CTPT (B): C3H8O.

Cách 2.

Lập bảng biện luận ( với \(y \le 2x + 2\) nguyên dương).

Biện luận phương trình: y = 44 – 12x

Bảng biện luận:

x

1

2

3

4

y

32

20

8

< 0

Vậy công thức phân tử của B: C3H8O.

+) Khi \(z = 2 \Rightarrow 12x + y = 28 \)

\(\Leftrightarrow y = 28 – 12x\)   (3)

Cách 1.

Vì \(y \le 2x + 2\)

\(\Rightarrow 28 – 12x \le 2x + 2\)

\( \Rightarrow x \ge 1,857\) và từ (3) \( \Rightarrow x = 2,33\)

Suy ra \(1,857 \le x < 2,33\)

Vậy: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 4\\z = 2\end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \) CTPT (B): C2H4O2.

Cách 2.

Lập bảng biện luận ( với \(y \le 2x + 2\) nguyên dương).

Biện luận phương trình (3).

Vậy công thức phân tử của B: C2H4O2.

+) Khi \(z = 3 \Rightarrow 12x + y = 12\) (loại).

Advertisements (Quảng cáo)