Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 11

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) Đề số 3 Chương IX Hóa lớp 11 Anđehit – Xeton – Axit Cacbonxylic: Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dung dịch bão hòa NaHSO3?

Tham khảo đề kiểm tra 45 phút Đề số 3 Chương IX Hóa lớp 11 Anđehit – Xeton – Axit Cacbonxylic. Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dung dịch bão hòa NaHSO3?; Một anđehit (X) mạch hở, không phân nhánh có công thức nguyên dạng (C3H4O2)Công thức phân tử của (X) là gì ?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Cho 5,4 gam một hỗn hợp của acrylic và axit propionic tác dụng vừa đủ với 288 gam dung dịch nước brom 2,5%. Phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp lần lượt là:

A.60% và 40%.     B.30% và 70%.

C.75% và 25%.     D.50% và 50%

2. Khi tiến hành phản ứng este hóa giữa 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH có H2SO4 đặc làm xúc tác, sau một thời gian phản ứng, hỗn hợp có thành phần không đổi gồm \(\dfrac{1}{3}\) mol axit, \(\dfrac{1}{3}\) mol ancol; \(\dfrac{2}{3}\) mol este và \(\dfrac{2}{3}\)mol H2O. Hằng số cân bằng của phản ứng trên là:

A. \(\dfrac{2}{3}\)          B.\(\dfrac{4}{9}\)

C.\(\dfrac{1}{4}\)           D.4

3. Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dung dịch bão hòa NaHSO3?

A.Etanal.

B.Axit axetic.

C.Dung dịch NaOH.

D.Dung dịch Ca(OH)2.

4. Đốt cháy hoàn toàn 0,35 gam một anđehit đơn chức (Y) thu được 0,448 lít CO2 (đktc) và 0,27 gam nước. Vậy (Y) có công thức cấu tạo nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.C{H_2} = C = CH – C{H_2}OH\\B.CH \equiv C – C{H_2} – C{H_2}OH\end{array}\)                      \(\begin{array}{l}C.C{H_2} = C\left( {C{H_3}} \right) – CHO\\D.C{H_3} – CH \equiv C = CHOH\end{array}\)

5. Dẫn 4 gam hơi ancol đơn chức (X) qua CuO nung nóng, thu được 5,6 gam hỗn hợp hơi gồm anđehit, ancol dư và H2O. Công thức phân tử của (X) là:

A.CH3OH                   B. C2H5OH.

C.C3H7OH                  C.C4H9OH.

6. Một anđehit (X) mạch hở, không phân nhánh có công thức nguyên dạng (C3H4O2)n. Công thức phân tử của (X) là:

Advertisements (Quảng cáo)

A.C3H8O3           B.C3H4O2

C.C6H8O4           C.C6H10O2

7. Anđehit fomic phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch Cu(OH)2/NaOH dư thu được 5,64 gam chất rắn. Phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp (X) có giá trị lần lượt là:

A.60% và 40%      B.28,26% và 71,74%

C.25% và 75%      C.30,67% và 69,33%.

II. PHẦN TỰ LUẬN

9.Hợp chất X chứa C, H, O mạch hở. Nhóm chức trong X chỉ có ancol hoặc anđehit hoặc cả hai. Khi đốt cháy 1 mol hiđrocacbon có công thức phân tử tương ứng với gốc hiđrocacbon của X thì thu được \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\). Tỉ khối hơi X so với CH4 là 4,625. Lập công thức có thể có của X.

10. Thực hiện phản ứng tráng bạc giữa anđehit axetic với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 16,2 gam bạc, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính khối lượng anđehit cần dùng.

11. Một anđehit hai chức (X) mạch không phân nhánh có phân tử khối được xác định trong khoảng giá trị 82 < MX < 90. Xác định công thức cấu tạo của anđehit (X).

12. Công thức phân tử của một axit hữu cơ Y có dạng là (CHO)­n. Khi đốt cháy 1 mol Y, thu được dưới 6 mol CO2. Xác định công thức phân tử của Y.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Advertisements (Quảng cáo)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

D

A

C

Câu

5

6

7

8

Đáp án

A

B

D

B

 II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9+ Cách 1. Theo đề bài: \({M_X} = 16 \times 4,625 = 74\)

Đốt hiđrocacbon có công thức phân tử giống gốc hiđrocacbon của (X) thu được \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\), chứng tỏ gốc hiđrocacbon của X là gốc no hóa trị II (giống công thức phân tử anken) có công thức –CxH2x

Xét 3 trường hợp:

  TH1: X chỉ chứa chức ancol: CxH2x(OH)2

\( \Rightarrow 14x + 34 = 74 \Rightarrow x = 2,857\) (loại)

  TH2: X chỉ chứa chức anđehit: CxH2x(CHO)2

\( \Rightarrow 14x + 58 = 74 \Rightarrow x = 1,143\) (loại)

  TH3: X chứa 1 nhóm –OH và 1 nhóm –CHO

\(14x + 17 + 29 = 74 \Rightarrow x = 2\)

Vậy công thức cấu tạo của X là:

     \(HO – C{H_2} – C{H_2} – CHO\) hay \(C{{\rm{H}}_3} – CH\left( {OH} \right) – CHO\)

+ Cách 2. Gọi công thức tổng quát của A: CxHyOz với x, y, z nguyên dương và \(y \le 2x + 2\), chẵn.

Ta có: \(12x + y + 16z = 74\) (điều kiện \(2 \le z \le 3\))

Khi z = 2 thì y = 42- 12x. Nghiệm hợp lí: x = 3; y = 6

Suy ra công thức phù hợp:

     \(HO – C{H_2} – C{H_2} – CHO\) hay \(C{{\rm{H}}_3} – CH\left( {OH} \right) – CHO\)

Khi z = 3 thì y = 26 – 12x. Nghiệm hợp lí x = 2; y =2

Không có công thức phù hợp.

10. Ta có: \({n_{Ag}} = \dfrac{{16,2}}{{108}} = 0,15\left( {mol} \right)\)

Từ (1) \( \Rightarrow {n_{C{H_3}CHO}} = 0,075\left( {mol} \right)\)

Vậy \({m_{C{H_3}CHO}}\)đem dùng \( = 0,075 \times 44 \times \dfrac{{100}}{{80}} = 4,125\left( {gam} \right).\)                                                                               

Theo đề bài ta có: \(82 < 14n + 29 \times 2 < 90\)

\( \Leftrightarrow 1,71 < n < 2,29 \Rightarrow \) nghiệm hợp lí là: n = 2.

Vậy công thức phân tử là: \(\begin{array}{l}{H_2}C – CHO\\|\\{H_2}C – CHO\end{array}\)

12. Vì X là một axit nên n có giá trị chẵn là 2, 4; nhưng n không thể là 6, 8 vì khi đốt cháy 1 mol (X) ta thu được 6 mol CO2.

+ Nếu\(n = 2 \Rightarrow \) CTPT(X): C2H2O2 (loại)

+ Nếu \(n = 4 \Rightarrow \) CTPT(X): C4H4O4 hay C2H2(COOH)2.

Advertisements (Quảng cáo)