I. Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên ?
A. Bầy khỉ mặt đỏ sổng trong rừng B. Đàn cá sống ở sông
C. Bầy chim sống trong rừng D. Bầy chó nuôi trong nhà
2. Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là ?
A. Tỉ lệ đực cái B. Thành phần tuổi
C. Sức sinh sản D. Mật độ
3. Rận, bét và trâu, bò có quan hệ:
A. Kí sinh B. Cạnh tranh
C. Cộng sinh D. Hội sinh
4. Môi trường sống của giun đũa là:
A. Môi trường sinh vật B. Môi trường nước
C. Môi trường đất D. Môi trường không khí
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2 . Sắp xếp các loại cây tương ứng với từng nhóm cây (ưa sáng hoặc ưa bóng) rồi ghi kết quả vào cột trả lời:
Các nhóm cây |
Trả lời |
Các loại cây |
1. Ưa sáng 2. Ưa bóng |
1…….. 2…….. |
Cây xà cừ Cây lá lốt Cây bưởi Cây phi lao Cây ngô Cây dương xỉ
|
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1 . Thế nào là cách li cá thể? Cho ví dụ. Ý nghĩa của sự cách li cá thể (ở các sinh vật cùng loài) là gì?
Câu 2 . Môi trường là gì? Hãy sắp xếp tến các sinh vật: chim sẻ, sán lá gan, cá voi, chuột chũi, giun đất, cá chép, bọ chét, cá trắm, chuồn chuồn, bò, trâu vào đúng môi trường sống của chúng?
Câu 3 . Trình bày đặc điểm của mối quan hệ đối địch khác loài? Cho ví dụ.
I. Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
D |
A |
A |
Câu 2 .
Advertisements (Quảng cáo)
1 |
2 |
a,c,d,e |
b,g |
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1. * Cách li cá thể:
Một số cá thể trong nhóm tách khỏi nhóm khi gặp điều kiện môi trường bất lợi như khan hiếm thức ăn, nơi ở chật chội, mật độ quá cao, con đực tranh giành nhau con cái,…
Ví dụ: khi số lượng sói trong đàn quá nhiều, chúng tranh giành nhau về nơi ở, nơi sinh sản, con cái,… dẫn đến một số cá thể sói phải tách khỏi đàn.
* Ý nghĩa: sự cách li cùng loài có ý nghĩa:
– Giảm bớt sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở giữa các cá thể
– Hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
– Hạn chế sự gia tăng số lượngcá thể vượt quá mức hợp lí.
Câu 2 .
– Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
– Sắp xếp các tên sinh vật vào đúng môi trường sống của chúng.
+ Môi trường nước: cá chép, cá trắm, cá voi.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí: chim sẻ, chuồn chuồn, bò, trâu.
+ Môi trường sinh vật: sán lá gan, bọ chét
+ Môi trường trong đất: chuột chũi, giun đất
Câu 3 .
– Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Ví dụ: trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ
– Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật sống nhở trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.
Ví dụ: rận, bét sống bám trên da trâu, bò
– Sinh vật ăn sinh vật khác: gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ.
Ví dụ: cây nắp ấm bắt côn trùng (thực vật bắt sâu bọ).