Bài 1: Có 496 học sinh được phân thành bốn loại : khá, giỏi , trung bình, và yếu. Số học sinh yếu chiếm \({1 \over 8}\) số học sinh. Còn lại số học sinh giỏi, khá, trung bình tỉ lệ thuận với các số 7,10,14. Hãy tính số học sinh từng loại.
Bài 2: Hai xe ô tô cùng đi từ A đến B. Vận tốc của xe thứ nhất là 60km/h ; của xe thứ hai là 40km/h nên thời gian đi của xe thứ nhất ít dơn xe thứ hai là 30 phút. Tính quãng đường AB
Bài 3: Cho hàm số \(y = f(x) = mx.\)
a) Tìm m biết rằng \(f(-1) = {1 \over 2}\).
b) Vẽ đồ thị hàm số với m vừa tìm được.
c) Đánh dấu vị trí các điểm \(M(2 ;1) ; N(-2 ;1).\) Chứng tỏ rằng O ; M ; N thẳng hàng.
Bài 1: Học sinh yếu chiếm \({1 \over 8}\) số học sinh nên số học sinh yếu là ta có :
\(496.{1 \over 8} = 62\)(em).
Vậy số học sinh còn lại : \(496 – 62 = 434\) học sinh giỏi, khá và trung bình.
Advertisements (Quảng cáo)
Gọi x, y, z là số học sinh giỏi, khá và trung bình (\(x,y,z \in {\mathbb N^*}\) ). Với x, y, z tỉ lệ ( thuận ) với 7 ; 10 ; 14 nên ta có:
\({x \over 7} = {y \over {10}} = {z \over {14}} = {{x + y + z} \over {7 + 10 + 14}} = {{434} \over {31}} = 14\)
\( \Rightarrow x = 14.7 = 98;y = 14.10 = 140;\)\(\;z = 14.14 = 196.\)
Trả lời : Số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu lần lượt là 98 ;140 ;196 ;62 (em)
Bài 2: Gọi x là vận tốc (x > 0 ; km/h ); y là thời gian (y > 0; giờ).
Ta có thể tóm tắt trong bảng như sau:
Advertisements (Quảng cáo)
|
Xe I |
Xe II |
x |
\({x_1} = 60\) |
\({x_2} = 40\) |
y |
\({y_1}\) |
\({y_2}\) |
Ta có : \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2}\) (quãng đường AB).
\( \Rightarrow {{{y_1}} \over {{x_2}}} = {{{y_2}} \over {{x_1}}}\) hay \({{{y_1}} \over {40}} = {{{y_2}} \over {60}} = {{{y_2} – {y_1}} \over {60 – 40}} = {{{1 \over 2}} \over {20}} = {1 \over {40}}\) \( 30 phút = {1 \over 2}\) (giờ)
\( \Rightarrow {y_1} = 1\)(giờ)
Vậy \({x_1}.{y_1} = 60.1 = 60\)
Vậy quãng đường AB dài 60km
Bài 3:
a) Ta có : \(f( – 1) = {1 \over 2} \Rightarrow m.( – 1) = {1 \over 2} \)
\(\Rightarrow m = – {1 \over 2}.\)
Vậy \(y = f(x) = – {1 \over 2}x\).
b) Đồ thị của hàm số \(y = – {1 \over 2}x\) là đường thẳng qua gốc tọa độ và điểm \(A\left( {1;{1 \over 2}} \right).\) (xem hình vẽ)
c) Thế tọa độ của M : \({x_M} = 2;{y_M} = – {1 \over 2}x\) ta được : \( – 1 = \left( { – {1 \over 2}} \right).2\) (luôn đúng).
Vậy M thuộc đồ thị của hàm số \(y = – {1 \over 2}x.\)
Tương tự N cũng thuộc đồ thị này, mà đồ thị là đường thẳng đi qua O. Vậy O ; M ; N thẳng hàng.