Trang Chủ Lớp 7 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Đồ thị và hàm số – Đại số 7: Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của mỗi khối 7

Tham khảo đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Đồ thị và hàm số thuộc môn Đại số 7: Phân tích số 90 thành tổng của 3 số và ba số đó tỉ lệ nghịch với 3;4;6. Tìm ba số đó.

Bài 1: Phân tích số 90 thành tổng của 3 số và ba số đó tỉ lệ nghịch với 3;4;6. Tìm ba số đó.

Bài 2: Số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối 7 tỉ lệ thuận với 2; 5 ;6. Tổng số học sinh giỏi và khá nhiều hơn số học sinh trung bình là 45 em. Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của mỗi khối 7.

Bài 3: Cho hàm số \(y =  – 2x\)

a) Vẽ đồ thị của hàm số.

b) Điểm \(M(0;-2)\) có thuộc đồ thị của hàm số hay không?

c) Chứng tỏ rằng ba điểm \(O; A(-1;2)\) và \(B(-2;4)\) thẳng hàng.


Bài 1: Gọi x, y, z là ba số cần tìm. Ta có  \(x + y + z = 90\)

Vì x, y, z tỉ lệ nghịch với 3,4,6 nên ta có \(3x = 4y = 6z\)

Advertisements (Quảng cáo)

\( \Rightarrow {x \over {{1 \over 3}}} = {y \over {{1 \over 4}}} = {z \over {{1 \over 6}}} = {{x + y + z} \over {{1 \over 3} + {1 \over 4} + {1 \over 6}}} = {{90} \over {{3 \over 4}}} = 120\)

\( \Rightarrow x = {{120} \over 3} = 40;y = {{120} \over 4} = 30;\)\(\;z = {{120} \over {60}} = 20.\)

Vậy ba số cần tìm là : 40 ; 30 ; 20.

Bài 2: Gọi x, y, z là số học sinh giỏi, khá, trung bình cần tìm ; \(x,y,z \in {\mathbb N^*}\) .

Vì x, y, z tỉ lệ thuận với 2 ; 5 ; 6 nên ta có : \({x \over 2} = {y \over 5} = {z \over 6} = 45\)

\(\Rightarrow x = 90;y = 225;z = 270\) \({x \over 2} = {y \over 5} = {z \over 6} = {{x + y – z} \over {2 + 5 – 6}}.\)

Advertisements (Quảng cáo)

Theo điều kiện của bài toán : Tổng số học sinh giỏi, khá nhiều hơn số học sinh trung bình là 45 em nên : \(x + y – z = 45\)

Vậy Số học sinh giỏi , khá, trung bình lần lượt là 90 ; 225 ; 270 (em)

Bài 3:

a) Đồ thị của hàm số \(y = -2x\) là đường thẳng qua gốc tọa độ O và điểm \(I(1 ;-2)\) (xem hình vẽ).

b) Thế tọa độ của M :\({x_M} = 0;{y_M} =  – 2\) vào công thức \(y = -2x\), ta được :

\(2=(-2).0\) (sai)

Vậy M không thuộc đồ thị.

c) Thế tọa độ của A: \({x_A} =  – 1;{y_A} = 2\) vào công thức \(y = 2x\) ta được:

\(-2 = (-2).(-1)\) ( luôn đúng).

Vậy A nằm trên đồ thị của hàm số \(y = -2x.\)

Tương tự đối với điểm B. Theo trên O cũng là điểm thuộc đồ thị và đồ thị là đường thẳng nên có có thể nói O ; A ; B thẳng hàng.

Advertisements (Quảng cáo)