Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 lớp 9 môn hóa học năm 2018 – 2019 gồm 20 trắc nghiệm, 5 tự luận.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Hóa học – Khối 9
Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 132
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5.0đ)
1: Cho dãy các chất sau: Al, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên, số oxit tan được trong nước là a ; số oxit tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là b ; số oxit vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH là c. Giá trị 15a + 7b + 8c bằng
A. 156. B. 148. C. 141. D. 163.
2: Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo thứ tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó ; B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó ; C không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là
A. Pb(NO3)2, NaCl, CaCO3, CaSO4. B. NaCl, CaSO4, CaCO3, Pb(NO3)2.
C. CaSO4, NaCl, Pb(NO3)2, CaCO3. D. CaCO3, Pb(NO3)2, NaCl, CaSO4.
3: Dung dịch axit loãng H2SO4 khi phản ứng với chất nào dưới đây mà khí H2 không được giải phóng ra (không được sinh ra)?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.
4: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do
A. tác dụng hóa học của các chất trong môi trường xung quanh.
B. kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. kim loại tác dụng với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
D. tác động cơ học.
5: Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?
A. H2SO4 đặc. B. P2O5 khan. C. NaOH rắn. D. CuSO4 khan.
6: Phản ứng giữa natri hiđroxit và axit sunfuric loãng được gọi là phản ứng
A. hiđrat hóa. B. oxi hóa – khử. C. trung hòa. D. thế.
7: Cho dãy gồm các dung dịch: MgCl2, NaOH, H2SO4, CuSO4, Fe(NO3)3. Khi cho các dung dịch trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng không xảy ra là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.
8: Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, SO2, CO2. Để thu được khí O2 tinh khiết từ hỗn hợp trên, ta dẫn hỗn hợp qua
A. nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch HCl dư. D. nước clo dư.
9: Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:
Advertisements (Quảng cáo)
(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.
(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%.
(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,50 gam.
(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại tồn tại ở dạng rắn dẻo.
(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam loại phân trên thì sẽ có lợi hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B.4. C. 3. D. 2.
10: Cho các phát biểu sau:
(1) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 1,0 – 3,1% là các nguyên tố C, Si, Mn, S, còn lại là Fe.
(2) Thép là hợp kim của sắt, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01 – 2,00%.
(3) Thép được sử dụng trong ngành chế tạo máy và máy bay.
(4) Để luyện thép, người ta oxi hóa gang nóng chảy để loại phần lớn các nguyên tố C, P, Si, Mn, S.
(5) Thép đặc biệt là thép ngoài những nguyên tố có sẵn như thép thường còn thêm các nguyên tố được đưa vào là Cr, Ni, Mo, W, Mn, …
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
11: Chọn đúng nhất khi nói đến tính chất hóa học của kim loại.
A. Dãy gồm các kim loại Mg, Al, Ag, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thích hợp) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.
B. Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Mg, Ca) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
C. Hầu hết tất cả các kim loại có thể phản ứng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng để giải phóng khí hiđro và sinh ra muối.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Ở nhiệt độ cao, các kim loại như Cu, Mg, Fe, … phản ứng với lưu huỳnh tạo thành sản phẩm là muối sunfua tương ứng là CuS, MgS, FeS.
12: Cho các phương trình hóa học sau:
(1). Cu + Fe(MO3)2 → Fe + Cu(NO3)
(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3
(3) Mg + CuCl2 → Cu + MgCl2
(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2
Số phương trình hóa học viết chưa đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
13: Dung dịch muối ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 nêu trên là dễ dàng nhất?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg.
14: Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào có tính dẻo nhất?
A. Đồng (Cu). B. Nhôm (Al). C. Vàng (Au). D. Bạc (Ag).
15: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với
A. oxi và kim loại. B. hiđro và oxi.
C. kim loại và hiđro. D. cả oxi, kim loại và hiđro.
16: Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là
A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml.
17: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, MgO, CuO, ZnO thì cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch hỗn hợp X gồm các muối. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,81. B. 5,55. C. 6,12. D. 5,81.
18: Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2 (ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?
A. Kim loại R không tan được trong nước ở điều kiện thường.
B. Kim loại R khi phản ứng với lưu huỳnh sẽ tạo ra chất rắn có màu đen.
C. Giá trị của V là 1,12.
D. Thành phần phần trăm về khối lượng của R (hóa trị II) trong hợp chất muối sunfat ứng với R là 28%.
19: Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hoà bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là
A. 0,8M và 0,6M. B. 1M và 0,5M. C. 0,6M và 0,7M. D. 0,2M và 0,9M.
20: Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 có nồng độ 14,00% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 16,22%. Oxit kim loại hóa trị II trên là
A. FeO. B. CuO. C. MgO. D. ZnO.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5.0đ)
21: (1.0đ)
Viết các phương trình phản ứng, ghi rõ điều kiện (nếu có) để thực hiện chuỗi biến hóa sau:
Al → AlCl3 → Al(OH)3 →Al2O3 → Al.
22: (1.0đ)
Sử dụng thêm một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:
HCl, K2CO3, BaCl2, Na2SO4.
23: (1.0đ)
Viết phương trình hóa học và nêu hiện tượng xảy ra khi:
Cho một viên bari (Ba) vào dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4).
24: (1.0đ)
Ngâm một ít bột sắt dư trong 300 ml dung dịch CuSO4 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và chất rắn C.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định các chất có trong A, B, X và C.
b) Tính khối lượng chất rắn C.
25: (1.0đ)
A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn A với m2 tấn B thu được 1 tấn quặng C. Từ 1 tấn quặng C điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tính tỉ lệ m1/m2.
Cho: N = 14, H = 1, O = 16, S = 32, Fe = 56, Cl = 35,5, Mg = 24, Cu = 64, Zn = 65, Na = 23, K = 39, C = 12.