Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề kiểm tra kì 1 môn Văn lớp 9 mới nhất 2018 có đáp án

Đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Văn trường TH & THCS Ba Bích, Ba Tơ năm học 2018- 2019 có đáp án.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA TƠ    KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2018-2019         

Trường TH&THCS Ba Bích                     Môn: Ngữ văn – Khối (lớp): 9

Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) 

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0đ)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy,  Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD năm 2014)

1. (0,5đ). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu (0,5đ). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu (1,0đ). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

4. (1,0đ). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0đ)

1. (2,0đ). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

2. (5,0đ). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Advertisements (Quảng cáo)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC  2018 – 2019

Môn:  Ngữ văn – Lớp (Khối): 9

Thời gian làm bài:  90   phút

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 đ)

1. Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2. Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Lưu ý :

– HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa;

– HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.

Advertisements (Quảng cáo)

3. Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.

4. HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.

PHẦN II. LÀM VĂN

1. HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu

b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

– Nêu khái niệm của lòng vị tha.

– Biểu hiện của lòng vị tha.

– Ý nghĩa của lòng vị tha.

– Rút ra bài học cho bản thân.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

2. Viết bài văn biểu cảm

Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng nội dung kể

c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể

– Giới thiệu nhân vật kể chuyện

– Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

– Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

– Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

– Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Advertisements (Quảng cáo)