Trang Chủ Lớp 10 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10

04 câu trong đề thi kiểm tra Hóa học lớp 10 kì 1 mới nhất

Thân gửi tới các em đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa hay có đáp án:  Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp M?

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 10

MÔN HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề gồm 04 câu)

Câu 1: (4 điểm) Biết nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IA của bảng tuần hoàn.

  1. Viết cấu hình eletron nguyên tử và xác định nguyên tố M? Cho biết M có tính kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?
  2. M có khả năng tạo thành ion nào? Hãy viết sơ đồ tạo thành ion và cấu hình electron của ion đó?
  3. Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của M, cho biết chúng có tính axít hay bazơ?
  4. Ion X có cấu hình electron giống cấu hình electron của ion tạo ra từ M. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X và cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn?

Câu 2: (2 điểm)

Cho các chất sau: MgO, N­2, NaCl, HCl.

  1. Dựa vào tính chất các nguyên tố cấu tạo nên các phân tử, hãy cho biết phân tử nào có liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết ion?
  2. Hãy viết công thức electron, công thức cấu tạo của các phân tử có liên kết cộng hóa trị?

Câu 3: (2 điểm) Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau? Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa?.

  1. H2 + Cl2         HCl.
  2. b. Cu + HNO3(loãng)        Cu(NO3)2    +    NO    +    H2

­

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4:(2 điểm) Hòa tan 1,65 gam hỗn hợp M gồm Al và Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,008 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của HNO3).

  1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp M?
  2. Nếu cho 1,65 gam hỗn hợp M trên vào 500 ml dung dịch HNO3 0,25M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối và V lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Tính giá trị của m và V?

(Cho biết: Nguyên tử khối của: N = 14; O = 16; Al = 27; Fe = 56)


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10

Câu 1:

  1. Cấu hình electron nguyên tử M: 1s22s22p63s1.

M là nguyên tố Natri; M có tính kim loại; Vì nguyên tử M có 1 electron lớp ngoài cùng.

Advertisements (Quảng cáo)

  1.  Na tạo được ion Na+    Na à Na+ + 1e    Che ion Na+: 1s22s22p6
  2.  Oxit cao nhất: Na2O, có tính bazo    Hidroxit cao nhất : NaOH, có tính bazo
  3. Che nguyên tử X: 1s22s22p5    Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA

Câu 2:

1. MgO: Liên kết ion

N2: Liên kết cộng hóa trị không cực

NaCl: Liên kết ion    HCl: Liên kết cộng hóa trị có cực

2.  * N2:

Công thức electron: N ::: N

Công thức cấu tạo: N ≡ N

* HCl

Công thức electron: H : Cl

Công thức cấu tạo: H ─ Cl

Câu 3:

1. H2     +     Cl2    t0→    2HCl.
    Chất khử: H2
    Chất oxi hóa: Cl2
2. 3Cu   +   8HNO3(loãng)     t0→  3Cu(NO3)2    +    2NO    +    4H2O.
    Chất khử: Cu
    Chất oxi hóa: HNO3

Câu 4:

a. Gọi nAl = x; nFe = y

Ta có hệ phương trình: 27x +56y = 1,65 và 3x + 3y = 0,135

à x = 0,03 mol ; y = 0,015 mol
à %mAl = 49,1% ; %mFe = 50,9%
b. nHNO3 = 0,125 mol

PT:      Al   +    4HNO3 →  Al(NO3)3     +       NO     +      2H2O

Pư:     0,03 à   0,12  →      0,03    →       0,03 mol

            Fe           +        4HNO3 → Fe(NO3)3     +       NO     +      2H2O

Pư:   0,00125      ─       0,005    → 0,00125  →      0,00125 mol

Fe        +     2Fe(NO3)3     →   3 Fe(NO3)2

Pư:   6,25.10-4          0,00125        →   1,875.10-3 (mol)

→ mmuối  = 213.0,03 + 180. 1,875.10-3   = 6,7275 gam
→ nNO = 0,03125 mol ; V  =  0,7 lít

Advertisements (Quảng cáo)