Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới không thể thiếu những tài liệu hay – Dưới đây là Đề thi kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 6 của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc năm 2017 – 2018. Mời các em tham khảo
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ Văn – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:
A. Thạch Sanh. | B. Sự tích Hồ Gươm. |
C. Thánh Gióng. | D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. |
Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là:
A. Miêu tả. | B. Tự sự. | C. Biểu cảm. | D. Nghị luận. |
Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có:
A. Bốn từ đơn. | B. Năm từ đơn. | C. Sáu từ đơn. | D. Bảy từ đơn. |
Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ:
A. Đẹp đẽ. | B. Xinh xắn. | C. Vuông vức. | D. Ô-sin. |
Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm
A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.
D. Về sức mạnh của vũ khí giết giặc.
Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có:
A. Một từ ghép. | B. Hai từ ghép. | C. Ba từ ghép. | D. Bốn từ ghép. |
Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện:
A. Truyền thuyết. | B. Thần thoại. | C. Cổ tích. | D. Ngụ ngôn. |
Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:
Advertisements (Quảng cáo)
A. Miêu tả sự việc. | B. Kể về người và sự việc. |
C. Tả người và tả vật. | D. Thuyết minh về sự vật. |
II. Phần tự luận (8 điểm):
Câu 9.
Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?
Câu 10. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.
a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?
b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi.
Câu 11.
Hãy kể về người bạn thân của em.
_____ HẾT ______
LỜI GIẢI VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | D | A | A | A | B |
II. Phần tự luận:(8,0điểm)
Câu | Nội dung | Điểm
|
Câu 5 (2 điểm) Câu 6 (1 điểm) |
* Học sinh trả lời được:
Ý nghĩa của chi tiết trên – Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần, – Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, – Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên trời). – Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. |
2,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Học sinh xác định được:
– Từ dùng sai trong câu văn trên là từ: thân thích – Viết lại câu văn sau khi đã chữa lỗi bằng cách thay từ thân thiết cho từ thân thích. “Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết.” |
0,5 đ 0,5 đ
|
|
Câu 7 (5điểm) |
* Yêu cầu chung
– Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện đời thường) – Nội dung: người bạn thân – Phạm vi: trong đời sống + Cần xác định được đối tượng để kể. + Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể. – Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
|
|
1. Mở bài
Giới thiệu chung về người bạn định kể. |
0,5 đ
|
|
2. Thân bài
-Giới thiệu về tuổi tác, ngoại hình, tính cách của bạn. – Ý thích của người bạn định kể. + Bạn thích đọc sách, truyện tranh,… + Em thắc mắc, bạn giải thích. – Tình cảm của bạn đối với em. + Trong học tập,… – Tình cảm của bạn đối với mọi người. – Tình cảm của em và mọi người đối với bạn.
|
4,0 đ
|
|
3. Kết bài
– Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bạn. (0,5đ) |