Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Giới thiệu 2 đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 9 có đáp án cực hay

Trình bày quy luật phân li độc lập – Tuyển chọn 2 đề kiểm tra cuối kì 1 môn Sinh lớp 9 của trường THCS Nguyễn Trường Tộ và Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường. Đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết

Phòng GD- ĐT Cưmgar

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 9

Thời gian làm bài 45 phút

I.Phần trắc nghiệm(4đ): Chọn phương án trả lời đúng nhất để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:

  1. Cặp gen tương phản B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản
  2. Hai cặp tính trạng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản

Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

  1. Vào kì trung gian       B. Kì đầu                     C. Kì giữa                D. Kì sau

Câu 3: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:

A. Một crômatit     B. Một NST đơn

C. Một NST kép      D.Một cặp crômatit

Câu 4: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X    B. A, T, G, X     C. A, D, R, T                 D. U, R, D, X

Câu 5: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải   B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ   D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 6: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A. Trong nhân tế bào    B. Trên phân tử ADN

C. Trên màng tế bào    D. Tại ribôxôm của tế bào chất

Câu 7: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:

A. Đột biến gen    B. Đột biến NST

Advertisements (Quảng cáo)

C. Biến dị tổ hợp   D. Thường biến

Câu 8: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:

A. Mất đoạn đầu trên NST số 21

B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23

C. Đảo đoạn trên NST giới tính X

D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23

B. TỰ LUẬN : ( 6 đ)

Câu 1: Trình bày quy luật phân li độc lập ?(2đ)

Câu 2: Thế nào là thường biến ? cho ví dụ ?(2đ)

Câu 3: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: (2đ)

Mạch 1 :  – A – T  – G – X  – T – A – G  – T  – X – A  – G –

– Hãy viết đoạn mạch 2 bổ sung với nó ?

– Hãy viết đoạn mạch ARN được hình thành, do mạch 2 của phân tử ADN trên làm khuôn tạo ra ?

—– HẾT —–

Advertisements (Quảng cáo)

ĐÁP ÁN

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án 1 D C D B A     D D A

B. TỰ LUẬN : ( 6 đ)

Câu 1:  Quy luật phân li độc lập: Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau tì F2 cho tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.(2đ)

Câu 2:  (2đ)

+ Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

+ Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được.

Ví dụ : Cây rau muống ở trên cạn lá thường nhỏ, cọng nhỏ hơn so với cây rau muống sống ở dưới nước.

Câu 3🙁 2đ)

Mạch 1 :  – A – T  – G – X  – T – A – G  – T  – X – A  – G –

Mạch bổ sung

Mạch 2:  – T  – A – X – G  – A – T  – X – A  – G  – T  – X –

Mạch ARN được hình thành từ mạch 2:

– A – U – G – X – U –  A – G  – U  – X  – A  – G –


PHÒNG GD&ĐT

VĨNH TƯỜNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Sinh học – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau:

Câu 1. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng thì kết quả thu được ở thế hệ lai là:

A. Toàn quả đỏ B. 75% quả đỏ : 25% quả vàng
C. 50% quả đỏ : 50% quả vàng D. Toàn quả vàng

Câu 2. Ở người có 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của quả trình nguyên phân có số nhiễm sắc thể là bao nhiêu?

A. 24 B. 48
C. 46 D. 92

Câu 3. Theo NTBS, xét về mặt số lượng nucleotit trên phân tử ADN thì trường hợp nào dưới đây là đúng?

A.    T = G,   A = X B.     A + G = T + X
C.    A + T = G + X D.     A + X + G = T + A + X

Câu 4. Trong các tế bào dưới đây, tế bào nào bị đột biến thể dị bội?

A. Tế bào 2n B. Tế bào 3n
C. Tế bào 2n – 1 D. Tế bào 4n

II. Tự luận (8,0 đ).

Câu 5.

a. Trình bày nội dung quy luật phân li độc lập. Cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là gì?

b. Nêu khái niệm sự thụ tinh. Bản chất của sự thụ tinh là gì?

Câu 6.

a. Nêu các khái niệm: Đột biến gen, thể dị bội, thể đa bội.

b. Một đoạn phân tử ADN có 3000 nuclêôtit.

– Tính số chu kì xoắn trong đoạn phân tử ADN trên.

– Tính chiều dài (A0) của đoạn phân tử ADN trên.

——- HẾT ——–

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm).

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án A D B C

 II. Tự luận (8,0 điểm).

Nội dung

Điểm
Câu 1 (4đ)
a.

– Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

1
– Cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh. 1
b.

– Thụ tinh là sự kết hợp (ngẫu nhiên) giữa một giao tử đực (tinh trùng) và một giao tử cái (trứng).

1
    – Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử. 1
Câu 2 (4đ)
a.

– Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen …..

0,5
– Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. 0,25
– Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). 0,25
b.

– Đoạn phân tử ADN có số cặp nuclêôtit là: 3000 : 2 = 1500 (cặp)

→ Số chu kì xoắn của phân tử ADN là:

1500 : 10 = 150 (chu kì)

2
– Chiều dài của đoạn phân tử ADN là:

150 × 34A0 = 5100 (A0)

1
Lưu ý: Học sinh có thể giải bài tập theo các cách khác nhau.

Kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.

Advertisements (Quảng cáo)