Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

KCSL môn Lý lớp 9 cuối kì 1: Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?

 Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?; Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 60 Ω mắc nối tiếpvới nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là bao nhiêu? … trong KCSL môn Lý lớp 9 cuối kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0đ): HS làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

1.. (0,25đ): Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?

A. Vôn kế               C. Ampe kế

B. Ôm kế               D. Oát kế

2.. (0,25đ): Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 60 Ω mắc nối tiếpvới nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là :

A. 120 Ω     B. 40 Ω       C. 30 Ω             D. 80  Ω

3.. (0,25đ): Dụng cụ điện khi hoạt động toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng là :

A. Bóng đèn    B. Ấm điện  C. Quạt điện               D. Máy bơm nước

 Câu 4. (0,25đ):  Một bóng đèn có ghi 220V – 1000W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng trong 1 giờ là :

A. 100kWh      B. 220kWh           C. 1kWh      D. 0,1kWh

5.. (0,25đ):  Một dây dẫn có chiều dài 20m và điện trở 40 Ω . Điện trở dây dẫn khi cắt đi 10m là :

A. 20 Ω    B. 10 Ω         C. 80 Ω             D. 30 Ω

6.(0,25đ): Việc làm nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện?

A.Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

B.Rút phích cắm đèn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.

C.Làm thí nghiệm với nguồn điện lớn hơn 40V.

Advertisements (Quảng cáo)

D.Mắc cầu chì bất kì loại nào cho mỗi  dụng cụ điện.

7.. (0,25đ): Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ?

A. Dùng kéo   B. Dùng kìm           C. Dùng nhiệt kế         D. Dùng nam châm

8.. (0,25đ): Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?

A. Sự nhiễm từ của sắt, thép.

B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.

D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

II . PHẦN TỰ LUẬN (8.0đ): HS làm bài trên giấy riêng

9. (3đ): Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức ?   

Advertisements (Quảng cáo)

1.0 (4đ): Cho mạch điện gồm  hai điện trở R= 12W , R2 = 6 W  mắc song song nhau giữa hai điểm có  hiệu điện thế U=12V.

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính

c. Tính nhiệt lượng toả ra trên mạch điện trong 10 phút.

11(1đ): Nếu có một kim nam châm đặt trên trục quay làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ?

I. Phần trắc nghiệm (2.0đ):

Chọn phương án trả lời đúng nhất (1.0đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

B

C

A

B

D

B

II. Phần tự luận

9. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lên thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Hệ thức định luật Ôm:

\(I = \dfrac{U}{R}\)

Trong đó:

U: Hiệu điện thế (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở của dây dẫn (A)

1.0:  a) Điện trở tương đương đoạn mạch chính là:

\({R_{td}} = \dfrac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{12.6}}{{12 + 6}} = 4\Omega \)

b) Cường độ dòng điện qua mạch chính là:

\({I_1} = \dfrac{U}{{{R_{td}}}} = \dfrac{{12}}{4} = 3\left( A \right)\)

Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là:

\({I_1} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{12}}{{12}} = 1\left( A \right)\)

Cường độ dòng điện qua điên trở R2 là:

\({I_2} = I – {I_1} = 3 – 1 = 2\left( A \right)\)

c) Nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong thời gian 10 phút là:

\(Q = {I^2}Rt = {3^2}.4.600 = 21600\left( J \right)\)

1.1: Để biết được trong dây dẫn AB có dòng điện hay không chỉ cần đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì trong dây dẫn AB có dòng điện còn nếu kim nam châm không bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB không có dòng điện.

Advertisements (Quảng cáo)