Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 15 phút lớp 9

Chia sẻ đề kiểm tra Văn lớp 9 15 phút Học kì 1: Hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Du và cuộc đời tác giả có ảnh hưởng như thế nào trong việc sáng tác Truyện Kiều?

Hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Du và cuộc đời tác giả có ảnh hưởng như thế nào trong việc sáng tác Truyện Kiều? Đó là thời đại đầy biến động, đầy khổ đau, rất dữ dội và khốc liệt … trong Chia sẻ đề kiểm tra Văn lớp 9 15 phút Học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

Hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Du và cuộc đời tác giả có ảnh hưởng như thế nào trong việc sáng tác Truyện Kiều?


1. Thời đại in dấu trong Truyện Kiều

Đó là thời đại đầy biến động, đầy khổ đau, rất dữ dội và khốc liệt:

–  Giai cấp phong kiến suy sụp, mục ruỗng, tranh quyền đoạt vị; thẳng tay bóc lột, đàn áp nhân dân khiến cho đời sống của họ cực khổ, điêu đứng tột cùng.

– Phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Cuộc đời tác giả

– Quê hương của Nguyễn Du: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhưng lại sinh ở Thăng Long.

– Gia đình Nguyễn Du: thuộc gia đình có trí thức, đại quý tộc có thế lực vào bậc nhất lúc bấy giờ. Ông thân sinh là Nguyễn Nghiễm, một quan văn, một nhà nghiên cứu sử học, đồng thời là một nhà thơ, từng làm tể tướng ở triều đình. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, xuất thân từ dòng dõi bình dân, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Advertisements (Quảng cáo)

– Đây là gia đình danh gia vọng tộc, hưởng đại lộc của Triều Lê. Khi Tây Sơn ra Bắc (1786), Nguyễn Du bắt đầu một cuộc sống phiêu bạt trong gió bụi với sự nghèo túng, ốm đau:

+ 10 năm ở đất Bắc (Quê mẹ ở Bắc Ninh, quê vợ ở Thái Bình) trong khoảng thời gian từ 1786 đến 1796.

+ 5 năm về Hà Tình (1796-1802), lang thang vất vưởng trong đói khát.

Cuộc sống đói khát đã khiến Nguyễn Du thấu hiểu được cuộc sống khổ cực của nhân dân.

– Năm 1802: Nhà Nguyễn lên ngôi. Ông được mời ra làm quan và được cất nhắc rất nhanh. Năm 1813, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa; hiểu về cuộc sống và con người ở đất nước này.

Mặc dù xuất thân từ giai tầng quý tộc nhưng Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống của quần chúng, đã lắng nghe được tâm hồn và nguyện vọng của quần chúng, nhà thơ đã ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời. Với một nghệ thuật tuyệt vời, ông đã làm cho những vấn đề ấy trở thành bức thiết hơn, da diết hơn trong tác phẩm của mình. Tất cả những gì mà nhà thơ thiên tài đã chứng kiến và trải nghiệm đều để lại những nỗi đau động đất trời và đọng lại trong kiệt tác Truyện Kiều.

Advertisements (Quảng cáo)