Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 45 phút Chương 3 ADN và GEN môn Sinh học lớp 9: Yếu tố nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?

Kiểm tra 45 phút Chương 3 ADN và GEN môn Sinh học lớp 9. ADN và mARN có điểm gì khác nhau?

I. Phần tự luận (5đ)

1. (2,5đ) ADN và mARN có điểm gì khác nhau?

2. (2,5đ)  Yếu tố nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?

II. Phần trắc nghiệm (5đ)

1. (1,5đ)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1. Một gen có A = T = 100 nuclêôtit, G = X = 300 nuclêôtit. Số nuclêôtit của gen này là

A. N = 400 nuclêôtit

B. N = 800 nuclêôtit.

C. N = 1200 nuclêôtit

D. N = 600 nuclêôtit.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Gen là gì ?

A. Một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.

B. Một đoạn ARN chứa thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.

C. Một đoạn ADN thực hiện chức năng tổng hợp ARN vận chuyển hay ARN ribôxôm.

D. Một đoạn ARN thực hiện chức năng điều hoà.

3. Quá trình tự nhân đôi ADN có ý nghĩa gì?

A. Là cơ sở cho sự tự nhân đôi của ARN.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Là cơ sở cho tổng hợp prôtêin.

C. Là cơ chế duy trì cấu trúc đặc trưng của ADN ổn định qua các thế hê tế bào của 1 cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của loài.

D. Cả A, B và C.

2.. (1,5đ) Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột 3.

Cột 1

Cột 2

Cột 3

l. ADN

A. Đơn phân là axit amin

1……………………

2. NST

B. Đơn phân là nuclêôtit

2………………

3. Prôtêin

C. Đơn phân là nuclêôxôm

3………………

3. (2đ) Chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

1. Prôtêin được tạo nên bời 20 loại axit amin khác nhau.

1. Với 20 loại axit amin có thể tạo nên vô số loại prôtêin khác nhau.

2. Mỗi phân tử prôtêin không khác nhau vể số lượng, thành phần và trình tự các axit amin cũng như cấu trúc không gian của nó.

3. Prôtêin được xem là thành phần quan trọng nhất của cơ thể sống.

I. Phần tư luận (5đ)

1. (2,5đ) Khác nhau về cấu trúc giữa ADN và mARN:

ADN

mARN

– Có kích thước và khối lượng rất lớn

– Có cấu trúc mạch kép

– Có 4 loai nuclêôtit là :

A, T, G, X

– Trong mỗi nuclêôtit có đường đêôxiribôzơ (C5H10O4)

– Liên kết hoá trị trên mạch đơn của ADN là liên kết được hình thành giữa đường C5H10O4 của nuclêôtit này với

phân tử H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh.

– Có kích thước và khối lượng bé

– Có cấu trúc mạch đom

– Có 4 loai nuclêôtit là :

A, U, G, X

– Trong mỗi nuclêôtit có đường ribôzơ (C5H10O5)

– Liên kết hoá trị trên mạch mARN là liên kết được hình thành giữa đường

C5H10O5 của nuclêôtit này với phân tử

H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh.

2. (2,5 điếm)

– ADN mẹ : làm khuôn mẫu, tổng hợp nên các ADN con.

– Các loại enzim : nới lỏng vòng xoắn thứ cấp của NST, mở xoắn chuỗi xoắn kép, nối các đoan ADN (đoạn Okazaki) thành phân tử ADN.

– Nguồn nguyên liệu : Các nuclêôtit sau khi được hoạt hoá bằng năng lượn ATP được sử dung để tổng hợp phân tử prôtêin.

– ATP: cung cấp năng lượng cho các quá trình.

II. Phần trắc nghiêm (5đ)

1. (1,5đ)

1

2

3

B

A

C

2. (1,5đ)

1

2

3

B

C

A

3. (2đ)

1

2

3

4

Đ

Đ

S

Đ

Advertisements (Quảng cáo)