Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 1 tiết phần thơ Văn lớp 9 (Ma trận đề thi)

Đề Kiểm tra 1 tiết phần thơ môn Văn lớp 9 (Ma trận đề thi) của trường THCS Chu Văn An. 

Yêu cầu chung trước khi làm bài kiểm tra này, các em cần nhớ tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh trong bài thơ… Thuộc các khổ thơ,  nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ là gì? Suy nghĩ cảm nhận về 1 đoạn hoặc 1 bài thơ…

Một số bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu 3, Viếng lăng Bác,  Nói với con…

ĐỀ KIỂM TRA VĂN – PHẦN THƠ

Môn: Ngữ văn 9

Năm học 2014 – 2015

Thời gian làm bài 45 phút

    Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng
Cấp thấp Cấp cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Mùa xuân nho nhỏ Nhớ tờn tỏc giả, hỡnh ảnh trong bài  
Câu số:

Điểm:

 

C1,C4

0,5

2

0,5

5%

2. Viếng lăng Bác Nhớ tờn tỏc giả Thuộc khổ thơ trong bài thơ Hiểu NT được sử dụng trong câu thơ Hiểu nội dung và NT của đoạn thơ trong bài thơ Suy nghĩ, cảm nhận về hỡnh ảnh thơ  
Câu số:

Điểm:

 

C1

0,25

C1

1,0

C2

0,25

C1

1,0

C1

1,0

2

3,5

35%

3. Sang thu Nhớ tờn tỏc giả Hiểu NT được sử dụng trong câu thơ Hiểu nội dung bài thơ  
Câu số:

Điểm:

 

C1

0,25

C2

0,25

C3

0,25

2

0,75

7,5%

4. Nói với con Nhớ tờn tỏc giả Hiểu nội dung, NT đoạn thơ Suy nghĩ, cảm nhận về nội dung trong bài thơ Trình bày suy nghĩ thành bài văn ngắn  
Số câu:

Điểm:

 

C1

0,25

C2

1,0

C2

2,5

C2

1,5

1

5,25

52,5%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ%:

3

2,25

22,5

2

2,75

27,5

2

5

50

7

10

100

Phần I: Trắc nghiệm(2,0 điểm)

1: Nối tên tác phẩm ở cột A với năm sáng tác ở cột B cho đúng:

Cột A Cột B
1. Mùa xuân nho nhỏ a.Sau 1975
2. Sang thu b. 1978
3. Viếng lăng Bác c.1976
4. Nói với con d.1977
e. 1980

2: Câu thơ:       “Có đám mây mùa hạ.

                              Vắt nửa mình sang thu”

Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh. Đúng hay sai?

A. Đúng                      
B.Sai

3: Dòng nào thể hiện nội dung chính bài thơ “ Sang thu?

A.Tình yêu thiết tha với mùa thu đất Việt.

B.Tình yêu quê hương, nơi gắn bó những tình cảm của tuổi ấu thơ.

C.Niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.

D.Những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời lúc cuối hạ sang thu.

4: Hình ảnh nào không nhắc tới trong sáu câu thơ đầu bài thơ  “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải?

A . Dòng sông xanh               B.  Bông hoa tím

C.Gió xuân .                          
D.Chim chiền chiện.

5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có nhận xét đúng về nghệ thuật trong bài  thơ  “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.

      Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và………………sáng tạo.

 A.  hoán dụ          
B.ẩn dụ                        C .nhân hoá

Phần II: Tự luận (8,0 điểm)

1:(2,0 điểm)

a.Chép lại theo trí nhớ hai câu thơ có hình ảnh mặt trời trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

b.Em hiểu như thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đó?

2( 6,0 điểm)

Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về  đoạn thơ sau:

Advertisements (Quảng cáo)

“…Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm  phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

 Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”                                                           


 HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9

Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – mỗi phương án đúng: 0,25 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
Mức tối đa 1 – e; 2 – d; 3 – c; 4 – a B D C B.ẩn dụ
Mức không đạt Đáp án khác hoặc không có đáp án

 Phần II: Tự luận(8 điểm):

1: (2,0 điểm)

1. Về nội dung (1,5 điểm):

* Mức tối đa:

a. Học sinh chép chính xác khổ thơ (0,5đ)

…“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”

b. Học sinh cảm nhận được một số ý cơ bản (1,25đ ):

– Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, vũ trụ rực rỡ, ấm áp chiếu sáng và duy trì sự sống cho muôn vật, muôn loài.

– Mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, mặt trời rất đỏ ở trong lăng chính là Bác, là trái tim và tình yêu của Bác. Với dân tộc Việt Nam, Bác là ánh sáng, nguồn sức mạnh cổ vũ, soi đường cho cả dân tộc…

=> Hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên công lao, sự vĩ đại, sức sống bất tử của Bác vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn vô hạn của tác giả và nhân dân cả nước đối với Bác Hồ.

* Mức chưa tối đa: Còn thiếu một trong các nội dung, đưa ra những dẫn chứng chưa sát, chưa sinh động. (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)

Advertisements (Quảng cáo)

*  Mức không đạt: Không đưa ra được ý, không làm bài hoặc lạc đề.

2. Về hình thức: trình bày dưới hình thức đoạn văn ngắn diễn đạt lưu loát, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, có cảm xúc… (0,25đ)

2 (6,0điểm):

1. Về nội dung (5,0 điểm):

a. Mức tối đa:

Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau . Tuy nhiên biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với những yêu cầu cụ thể như sau:

+ Đảm bảo hệ thống ý theo yêu cầu

+ Sáng tạo, lý giải các ý bằng kiến thức hiểu biết về văn bản: Nói với con của Y Phương

Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:

MB:: Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ.(0,5đ)

TB::(3,0điểm)

* Sau khi nói với con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương, cha tiếp tục nói với con về truyền thống tốt đẹp của quê hương hay cũng chính là những phẩm chất tôt đẹp của người đồng mình:

* Người đồng mình luôn có ý thức tự lực tự cường, tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ cội nguồn, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.

đục đá : hoạt động có thực của người dân miền núi.

ẩn dụ: lao động sáng tạo, bền bỉ

tự diễn tả ý chí tự lực, tự cường xây đắp quê hương, đưa quê hương lên tầm cao mới. Bằng bàn tay, khối óc của mình để làm nên quê hương với những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa riêng.Từ đó con vững tin hơn để gắn bó, thủy chung với quê hương, vượt qua khó khăn, gian khổ.

* Người đồng mình về hình thức có thể chưa đẹp, thô ráp nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, không cúi đầu, tự ti mà luôn tự tin, ngẩng cao đầu mà bước.

– Nghệ thuật lặp cấu trúc ý thơ thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé

– Thô sơ da thịt là hình thức bên ngoài, bản chất mộc mạc nhưng tâm hồn ý chí nghị lực thì không hề nhỏ bé, không cam chịu mà luôn kiêu hãnh, cao thượng, tự tin, ngẩng cao đầu.

– Đặc sắc NT: Những hình ảnh cụ thể mà giàu sức gợi, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi, thành công với các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc, giọng điệu vừa thiết tha trìu mến, vừa mạnh mẽ, rắn rỏi đầy tin cậy…

=>  Nói với con điều đó, cha mong con phải biết kế tục, phát huy những truyền thống đó.

=> Qua đó thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của một người cha dân tộc miền núi.

(Học sinh trích dẫn thơ để phân tích làm rõ những phẩm chất trên)

KB:: (0,5đ)

– Khẳng định lại đặc sắc về nội dung và NT của đoạn thơ.

– Nêu bài học cho bản thân , thái độ với gia đình, quê hương…

b. Mức chưa tối đa: Còn thiếu một trong các nội dung, đưa ra những dẫn chứng chưa sát, chưa sinh động. (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)

c. Mức không đạt: Không đưa ra được ý, không làm bài hoặc lạc đề.

2. Về hình thức và các tiêu chí khác : (1,0 điểm)

a. Mức tối đa:

+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần;

+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả;

+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh…

b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)

c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.


Tham khảo bài làm của cô giáo và các bạn học sinh chia sẻ:

Đề: Nêu cảm nhận về đoạn thơ “Người đồng mình thương… Nghe con” trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Bài làm

Từ xưa đến nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả biết bao. Nó như dòng sữa ấm áp nuôi nấng ta khôn lớn trưởng thành. Nếu như Chế Lan Viên đã mượn những khúc hát ru thắm đượm tình người để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng cao quý trong bài thơ “con cò” thì Y Phương –  một nhà thơ dân tộc miền núi, lại tha thiết “nói với con” về tình cảm cha con thắm thiết, hay rộng hơn cả đó chính là tình cảm đối với quê hương dân tộc, với bản làng. Đặc biệt được thể hiện tiêu biểu qua đoạn thơ:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được nghe con
Nghe con.”

Cảm nhận được tình nghĩa sâu nặng của gia đình và quê hương là chiếc nôi, là cội nguồn sinh trưởng của mỗi con người, người cha “nói với con” về những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha mong con hãy luôn biết tự hào vè bản làng quê hương, về những người dân tộc Tày trọng tình, trọng nghĩa. “Người đồng mình” (người quê mình) giàu tình cảm, nhẫn nhục chịu đựng những khó khăn gian khổ nhưng tâm hồn luôn phóng khoáng ấp ủ ước mơ”
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Lời của người cha “nói với con” là  lời trao gửi tâm tình bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của người cha. Giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, cách gọi thân mật “người đồng mình” thể hiện sự gắn bó thiêng liêng giữa mỗi con người với quê hương. Lời thơ gợi cảm, tự nhiên “ thương lắm con ơi”, người cha ca ngợi và mong con biết trân trọng, giữ gìn những đức tính tốt đẹp, những phẩm chất cao quý của dân tộc mình. Kết cấu câu thơ sóng đôi, cân đối, cách nói giản dị, mộc mạc “cao đo nỗi buồn”, là nỗi buồn của người dân tộc quanh năm giữa mây ngàn đá núi thường xuyên phải rời xa bản làng, bước chân của họ ngày càng trải dài trên đỉnh non cao. Qua đó ta thấy rằng người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ. Họ nhẫn nhục chịu đựng nỗi buồn dai dẳng của mảnh đất quê hương. “Xa nuôi chí lớn”, người cha muốn nói với con dân tộc mình ai cũng có một ý chí, nghị lực ai cũng muốn bay cao bay xa trong tương lai. Lời thơ ngắn gọn, khẳng định niềm tự hào về phẩm chất, truyền thống của dân tộc. Với niềm tự hào về ý chí, nghị lực và truyền thống tốt đẹp của :người đồng mình”, cha mong con luôn sống nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”

Điệp từ “sống” và điệp ngữ “không chê” thể hiện sự gắn bó nghĩa tình, chung thuỷ, sẵn sàng chấp nhận sẻ chia. Không gian gợi tả trên đá, trong thung nói lên những khó khăn vất vả của quê hương. Từ láy gợi hình “gập ghềnh” gợi nên cuộc sống bấp bênh không ổn định. Từ đó người cha mong con sống  nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương dẫu quê hương còn nhiều khó khăn vất vả. Đồng thời người cha khuyên con phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống:
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Hình ảnh so sánh cụ thể “sống như sông như suối”. Người cha khuyên con hãy sống cuộc đời rộng lớn, tự do, khoáng đạt, không thụ động chấp nhận thực tại mà luôn hướng tới tương lai không bao giờ cam chịu cuộc sống nhỏ bé tầm thường. Cách nói ẩn dụ “lên thác xuống ghềnh” kết hợp lời nói mộc mạc thường ngày “không lo cực nhọc”, cha khuyên con hãy sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách của cuộc đời, không được chùn bước, nản chí. Bởi cuộc đời không bao giờ yên ả như một mặt nước hồ thu nên con hãy ngẩng cao đầu dũng cảm vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời. “Người đồng mình không chỉ giàu ý chí nghị lực mà còn giùa về đời sống tinh thần, tâm hồn phóng khoáng để xây dựng nên quê hương với những phẩm chất tốt đẹp:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
Âm điệu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như một lời tâm tình. Hai câu thơ đối nhau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt                                                                                                               Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Hình ảnh cụ thể “thô sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Giọng thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc. “Người đồng mình” không ai chịu tự bó mình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược lại ai cũng có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên. Cơ sở của sự khẳng định trên chính là truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

Cách nói bằng hình ảnh mộc mạc, cụ thể “tự đục đá” mà ý thơ sâu sắc, người dân tộc bao đời nay chắt chiu, gầy dựng từng mầm sống nhỏ nhoi quê nghèo nhưng tình người lại giàu có vô cùng. “Người đồng mình” cần cù, chịu thương chịu khó luôn sống gắn bó với quê hương, luôn có ý thức đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. “Còn quê hương thì làm phong tục” đã khẳng định rằng quê hương càng phát triển thì đem đến cho con người sự thay đổi lớn lao về đời sống vật chất và tinh thần. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

Nhịp thơ chẫm rãi tha thiết, điệp ngữ “thô sơ da thịt” được lặp lại một lần nữa nhưng khẳng định thêm về phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Lời thơ chắc gọn như một mệnh lệnh “lên đường” vừa thể hiện mong ước tha thiết của người cha đối với con: khi bắt đầu bước vào hành trình của cuộc đời mình con hãy sống đúng với phẩm chất của “người đồng mình”. Bởi vì “người đồng mình” có thể cực khổ, lam lũ nhưng luôn mạnh mẽ với chí lớn. Có thể “thô sơ”, mộc mạc với áo chàm nhưng không nhỏ bé về khí phách cho nên con không bao giờ được bằng lòng với cuộc sống bó hẹp, tầm thường phải biết trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, ngẩng cao đầu vượt qua chông gai, thử thách để tự tin khi bước vào đời. Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng “nghe con”. Câu thơ chắc gọn như một mệnh lệnh: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta.

Tóm lại, âm điệu thơ tha thiết, ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình. Đoạn thơ thể hiện niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Đồng thời giúp ta cảm nhận được điều tốt đẹp, được tình cảm gắn bó thuỷ chung của dân tộc miền núi. Từ đó gợi trong mỗi chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương xứ sở và ý chí vươn lên để tiến bộ, sống làm chủ cuộc đời, làm chủ bản thân.

Cô Phan Minh  – Trường THCS Hai Bà Trưng

Advertisements (Quảng cáo)