Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
MB:
Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có lẽ ai trong chúng ta đều cảm thông với nỗi oan khuất cũng như cảm động trước những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương – nhân vật chính trong truyện, đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
TB:
Chủ đề chính của truyện ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh, lòng vị tha, thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ xưa trong xã hội loạn lạc, đồng thời thể hiện khát vọng vĩnh hằng của con người: cái thiện phải thắng cái ác. Nhân vật chính trong truyện là Vũ Nương – một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng nhưng cuộc đời lại chịu nhiều oan khuất, thiệt thòi.
1. Các phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương:
– Vũ Nương là người phụ nữ khát khao có một mái ấm gia đình hạnh phúc:
+ Khi xây dựng gia đình, gắn kết cuộc đời với Trương Sinh, biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn phải “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa” -> khao khát và luôn ý thức xây dựng vun vén cho gia đình, giữ gìn hạnh phúc trọn vẹn -> đó cũng là ước mơ chung của bất kì người phụ nữ nào.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Rồi khi chồng nàng phải đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy với lời tiễn biệt đầy cảm động: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang được hai chữ bình yên” -> ước mong đó thật giản dị nhưng ẩn chứa sau đó là niềm khát khao và ý thức trân trọng giừ gìn mái ấm hạnh phúc gia đình mà nàng đang có. Mặt khác, nó cũng khẳng định được lòng thủy chung yêu thương và lo lắng cho chồng của Vũ Nương.
– Vũ Nương cũng là người vợ thủy chung, người con dấu hiếu thảo, người mẹ đảm đang:
+ Những tháng ngày Trương Sinh đi lính, nàng luôn mong nhớ đợi chờ: “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” -> Phép ẩn dụ tượng trưng đã diễn tả đầy đủ được nỗi nhớ mong tháng ngày như biển trời cũng như đức hi sinh và tinh thần chịu đựng của người chinh phụ.
+ Ở nhà Vũ Nương một mình vượt cạn, sinh bé Đản, vừa thực hiện thiên chức của người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ, lại vừa thay chồng thực hiện chức trách của người cha dạy dỗ bé Đản.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Khi mẹ chồng ốm, mất: “Lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, thuốc thang, lễ bái thần phật” và “phàm việc ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”.
- Với những phẩm hạnh tốt đẹp tấm lòng hiếu nghĩa như vậy lẽ ra Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc xứng đáng.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
– Khi Trương Sinh trở về tưởng chừng như hạnh phúc sẽ mỉm cười với Vũ Nương nhưng đó lại là khi những oan khuất đổ ập xuống cuộc đời và số phận nàng. Dù vậy, trong nỗi oan khuất tày trời thế nhưng phẩm chất tốt đẹp của nàng càng có cơ hội tỏa sáng, đặc biệt là tấm lòng trinh bạch.
+ Thấy hạnh phúc đang có nguy cơ đứng trước bờ vực thẳm, nàng cố phân trần, níu giữ trước thái độ độc đoán, gia trưởng, nhất quyết đuổi đi của Trương Sinh: “Cách biệt ba năm gìn giữ một tiết, tô son điểm phấn đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự hư thân mất nết như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.
+ Không thể tự minh oan cho mình được, nàng giãi bày: “Thiếp nếu đoan trang giữu tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuốn đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
- Tất cả những lời bộc bạch ấy đã góp phần chứng minh cho những phẩm hạnh tốt đẹp và tấm lòng trinh bạch, thủy chung của Vũ Nương.
– Dù sống dưới thủy cung (ở một thế giới khác) nhưng nàng vẫn luôn hướng về chồng con. Điều này được thể hiện rõ trong câu chuyện giữa nàng và Phan Lang: “Vả chăng, ngưa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày” -> Đó là tấm lòng nhân nghĩa, vị tha, nhân hậu và rất cao thượng của nàng ngay cả đối với Trương Sinh – kẻ đã phụ bạc và ruồng rẫy nàng, vứt bỏ nàng không mảy may thương tiếc. Phẩm chất đáng quý đó đại diện cho biết bao người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay.
– Chi tiết cuối truyện, Vũ Nương hiện về với câu nói: “Thiếp ơn đức Linh Phi, đa tạ tình chàng,… không thể về nhân gian được nữa” có ý nghĩa khắc sâu phẩm chất nhân hậu, rộng lượng của người phụ nữ Việt Nam: sống nội tâm, có trước, có sau.
– Câu chuyện là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến đã chà đạp lên quyền sống con người. Hiện thân của chế độ ấy là nhân vật Trương Sinh.
Liên hệ thực tế: Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng, ở đó người phụ nữ được trân trọng và bảo vệ…
KB:
Câu chuyện của Vũ Nương từ thế kỉ XVI nhưng để lại bài học thấm thía cho đến tận ngày hôm nay.