Đề bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) (Nguyễn Duy)
MB:– Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều nhà thơ vừa cầm bút, vừa cầm súng.
– Họ đã đưa vào thơ ca hình tượng người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc với vẻ đẹp tiêu biểu cho truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc.
– Hình tượng thơ trong bài Đồng chí (Chính Hữu) và hình tượng thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy được xây dựng bằng những bút pháp nghệ thuật khác nhau.
TB:* Hình tượng người chiến sĩ trong bài Đồng chí:
+ Được xây dựng bằng bút pháp tả thực thông qua lời kể mộc mạc, tự nhiên của nhân vật về mình và đồng đội:
Advertisements (Quảng cáo)
- Những người lính Vệ quốc xuất thân từ các vùng quê nghèo khó (Quê hương anh nước
mặn đồng chua, Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá).
- Theo tiếng gọi cứu nước, họ tham gia kháng chiến đánh Tây trở thành đồng chí, đồng đội, tri âm tri kỉ. Họ chia sẻ cuộc sống gian khố, thiếu thốn, hiểm nguy nhưng ấm áp tình người. (Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ, Đồng chí).
* Hình tượng Đầu súng trăng treo ở cuối bài thơ:
– Là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp trữ tình bay bổng. Hình ảnh này là một ẩn dụ nghệ thuật hàm chứa nhiều ý nghĩa: Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui. Khẩu súng và vầng trăng là biểu tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nưởc của dân tộc Việt Nam.
Advertisements (Quảng cáo)
* Hình tượng vầng trăng trong bài Ánh trăng:
+ Được xây dựng bằng bút pháp tự sự kết hợp với trữ tình. Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình xoay quanh đối tượng là vầng trăng trong quá khứ và hiện tại.
+ Vầng trăng trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên ở quê hương (trăng trên đồng, trên sông và trên biển), vầng trăng gắn liền với đời chiến sĩ gian lao, nguy hiểm.
– Con người gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, không thể nào quên vầng trăng tình nghĩa.
+ Vầng trăng trong hiện tại: Dường như bị chìm lấp giữa chốn phố phường Ồn ào, náo nhiệt. Con người nhìn trăng với cặp mắt dửng dưng, vô cảm. vầng trăng không lời mà giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, nghiêm khắc: Hãy sống có thủy chung và đừng quên quá khứ là một thời gian khổ, oanh liệt vừa qua. vầng trăng đã trở thành hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
KB:– Hai bài thơ sáng tác ở những thời điểm khác nhau nhưng đều tập trung thể hiện chân dung tinh thần đẹp đẽ và phong phú của những người lính cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
– Sự giản dị, chân thành và những đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ đã tạo nên sức sống lâu dài trong lòng người đọc.