Trang Chủ Lớp 9 Bài tập SGK lớp 9

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Bài 1,2,3 trang 66 Sinh học 9

Bài 22 – Giải bài 1,2,3 trang 66 SGK Sinh 9 : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Bài 1: Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó.

–        Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong, cấu trúc NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

–       Mô tả từng dạng đột biến câu trúc NST.

+ Mất đoạn: NST bị đứt mất một đoạn, làm cho NST đột biến ngắn hơn NST ban đầu.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Lặp đoạn: NST đột biến có thêm một đoạn NST được lặp lại, làm cho NST đột biến dài hơn NST ban đầu.

+ Đảo đoạn :  NST ban đầu có một đoạn bị đứt, đoạn NST bị đứt này quay 180° rồi gắn vào vị trí cũ.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Chuyển đoạn: NST này có một đoạn bị đứt (NST này bị ngắn lại so với ban đầụ) đoạn NST bị đứt được gắn vào một NST không tương đồng làm NST này dài ra hơn so với NST ban đầu.


Bài 2: Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST

Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguvên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST.


Bài 3: Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?

Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vi trải qua quá trình tiên hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên gây ra các rối loạn hoặc bệnh NST.

Advertisements (Quảng cáo)