Nhân dịp một lễ hội ở quê em, hãy đi dự, quan sát trực tiếp, tìm hiểu và tra cứu tài liệu, để thuyết minh về phong tục lễ hội hoặc di tích lịch sử mà em đến tham quan.
MB::
Hằng năm, cứ vào mồng 5 Tết Nguyên đán (tháng Giêng âm lịch), người Hà Nội lại đổ về gò Đống Đa xem lễ hội.
TB::
– Đây là lễ hội ôn lại chiến thắng hào hùng của vua Quang Trung. Rực rỡ và hấp dẫn nhất là lễ rước vua Quang Trung.
Advertisements (Quảng cáo)
– Sáng mồng 5, đám rước tề tựu đông đủ trước đình Khương Thượng. Người đóng vai vua Quang Trung mặc áo bào đỏ sạm đen khói súng, oai phong lẫm liệt trên mình voi, trỏ tay thẳng phía trước, tiến vào sân đình. Chiêng trống gióng giả, sau tuần hương, cuộc đại lễ bắt đầu bằng lễ tế thần.
– Vua Quang Trung khoanh tay nâng nhang trên trán tiến vào bàn thờ, đôi bên văn võ thành kính lễ theo.
Advertisements (Quảng cáo)
– Gần 11 giờ, đám rước mừng chiến thắng khởi hành. Vua Quang Trung rời voi chiến, lên kiệu, trong tiếng chiêng trống rầm trời, kiệu vua uy nghi tiến về gò Đống Đa.
– Khi đám rước tới khu trung tâm gò Đống Đa thì pháo nổ ran chào mừng. Lễ kỉ niệm bắt đầu bằng bài diễn văn súc tích kể về chiến công đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long đúng ngày mồng 5 Tết Nguyên đán năm Kỉ Dậu(1789).
– Sau đó là các trò chơi dân gian, sôi nổi nhất là đấu vật mô tả trận giáp lá cà giữa quân Tây Sơn và quân Thanh ở trận Ngọc Hồi lịch sử.
– Lễ hội kết thúc bằng tiết mục biểu diễn văn nghệ ở nhiều sân khấu.
KB::
Tham dự lễ hội là dịp để chúng em ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, được chứng kiến những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải Quang Trung.