Trang Chủ Lớp 8 Bài tập SGK lớp 8

Nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước?

Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) và “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước?

MB:

– Trong một tập thể, người lãnh đạo có vau trò quan trọng tạo ra sức mạnh cho tập thể.

– Trong lịch sử Việt Nam, vai trò của người lãnh đạo có thể được nhìn nhận từ các tác phẩm văn học như “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn).

– Các tác phẩm đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về nhân cách, tấm lòng, trách nhiệm của người đứng đầu đối với vận mệnh của đất nước, đối với cả dân tộc.

TB:

– Văn bản “Chiếu dời đô”:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Lí Công Uẩn sau khi khai sinh nhà Lí, đã đưa ra quyết định táo bạo: ban Chiếu dời đô, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long.

+ “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lí rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặt không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện tầm nhìn sâu rộng, ý chí giữ vững nền độc lập dân tộc cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới.

+ Với “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đã hoàn tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”, ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ sâu rộng để nhìn thấy những ưu thế đặc biệt của thành Đại La.

+ Vai trò và công lao của Lí Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kì hưng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

Tượng đài Trần Quốc Tuấn

– Văn bản “Hịch tướng sĩ”

+ Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh, vận mệnh dân tộc nguy vong.

+ Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ nhìn rõ “thế trận” mà còn thể hiện bản lĩnh tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu trăm quân về một mối, đánh thức lòng căm thù giặc của quân lính.

+ Trong bài hịch, ông đã dùng cả tấm lòng của mình để đánh thức quân sĩ, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” dưới thời Trần. Chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông có công lao không nhỏ của ông.

+ Trần Quốc Tuấn chính là một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà nhà lãnh đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi cao đối với toàn quân trước hiểm họa dân tộc.

KB:

Qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” có thể khẳng định rằng trong bất kể giai đoạn nào của đất nước, người lãnh đạo luôn có một tầm nhìn quan trọng đặc biệt, có thể tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy vong, hưng thịnh của đất nước.

Advertisements (Quảng cáo)