Bài 9 chương 1 Toán 8: Giải bài 51,52,53 trang 24; bài 54,55,56,57,58 SGK lớp 8 trang 25: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.
Bài 51. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 – 2x2 + x; b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2;
c) 2xy – x2 – y2 + 16.
a) x3 – 2x2 + x = x(x2 – 2x + 1) = x(x – 1)2
b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2 = 2(x2 + 2x + 1) – 2y2
= 2[(x + 1)2 – y2]
= 2(x + 1 – y)(x + 1 + y)
c) 2xy – x2 – y2 + 16 = 16 – (x2 – 2xy + y2) = 16 – (x – y)2 =42 – (x – y)2
= (4 – x + y)(4 + x – y)
Bài 52. Chứng minh rằng (5n + 2)2 – 4 chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.
Ta có : (5n + 2)2 – 4 = (5n + 2)2 – 22
= (5n + 2 – 2)(5n + 2 + 2)
= 5n(5n + 4)
Vì 5 chia hết 5 nên 5n(5n + 4) chia hết 5 ∀n ∈ Z.
Bài 53. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 3x + 2;
(Gợi ý: Ta không áp dụng ngay các phương pháp đã học để phân tích nhưng nếu tách hạng tử -3x = – x – 2x thì ta có x2 – 3x + 2 = x2 – x – 2x + 2 và từ đó dễ dàng phân tích tiếp.
Cũng có thể tách 2 = – 4 + 6, khi đó ta có x2 – 3x + 2 = x2 – 4 – 3x + 6, từ đó dễ dàng phân tích tiếp)
b) x2 + x – 6;
c) x2 + 5x + 6.
Giải: a) x2 – 3x + 2 = a) x2 – x – 2x + 2 = x(x – 1) – 2(x – 1) = (x – 1)(x – 2)
Hoặc x2 – 3x + 2 = x2 – 3x – 4 + 6
= x2 – 4 – 3x + 6
= (x – 2)(x + 2) – 3(x -2)
= (x – 2)(x + 2 – 3) = (x – 2)(x – 1)
b) x2 + x – 6 = x2 + 3x – 2x – 6
= x(x + 3) – 2(x + 3)
= (x + 3)(x – 2).
c) x2 + 5x + 6 = x2 + 2x + 3x + 6
= x(x + 2) + 3(x + 2)
Advertisements (Quảng cáo)
= (x + 2)(x + 3)
Bài 54 trang 25. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 + 2x2y + xy2 – 9x;
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2;
c) x4 – 2x2.
Giải: a) x3 + 2x2y + xy2– 9x = x(x2 +2xy + y2 – 9)
= x[(x2 + 2xy + y2) – 9]
= x[(x + y)2 – 32]
= x(x + y – 3)(x + y + 3)
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2 = (2x – 2y) – (x2 – 2xy + y2)
= 2(x – y) – (x – y)2
= (x – y)[2 – (x – y)]
= (x – y)(2 – x + y)
c) x4 – 2x2 = x2(x2 – (√2)2) = x2(x – √2)(x + √2).
Bài 55. Tìm x, biết:
a) x3 – 1/4 x = 0;
b) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0;
c) x2(x – 3) + 12 – 4x = 0.
Giải: a) x3 – 1/4x = 0 => x(x2 – (1/2)2) = 0
Advertisements (Quảng cáo)
⇒x(x -1/2)(x + 1/2) = 0
Hoặc x = 0
Hoặc x -1/2= 0 ⇒ x = 1/2Hoặc x + 1/2= 0 ⇒ x = – 1/2
Vậy x = 0; x = – 1/2; x = 1/2.
b) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0
[(2x – 1) – (x + 3)][(2x – 1) + (x + 3)] = 0
(2x – 1 – x – 3)(2x – 1 + x + 3) = 0
(x – 4)(3x + 2) = 0
Hoặc x – 4 = 0 ⇒ x = 4
Hoặc 3x + 2 = 0 ⇒ 3x = 2 => x = -2/3
Vậy x = 4; x = -2/3.
c) x2(x – 3) + 12 – 4x = 0
x2(x – 3) – 4(x -3)= 0
(x – 3)(x2– 22) = 0
(x – 3)(x – 2)(x + 2) = 0
Hoặc x – 3 = 0 => x = 3
Hoặc x – 2 =0 => x = 2
Hoặc x + 2 = 0 => x = -2
Vậy x = 3; x = 2; x = -2.
Bài 56 Toán lớp 8 tập 1. Tính nhanh giá trị của đa thức:
a) x2 + 1/2x + 1/16 tại x = 49,75;
b) x2 – y2 – 2y – 1 tại x = 93 và y = 6.
HD: a) x2 + 1/2x+ 1/16 tại x = 49,75
Ta có: x2 + 1/2x + 1/16 = x2 + 2.1/4x + (1/4)2
= (x +1/4)2
Với x = 49,75: (49,75 +1/4)2
= (49,75 + 0,25)2 = 502 = 2500
b) x2 – y2 – 2y – 1 tại x = 93 và y = 6
Ta có: x2 – y2 – 2y – 1 = x2 – (y2 + 2y + 1)
= x2 – (y + 1)2 = (x – y – 1)(x + y + 1)
Với x = 93, y = 6: (93 – 6 – 1)(93 + 6 + 1) = 86 . 100 = 8600
Bài 57 trang 25. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 4x + 3; b) x2 + 5x + 4;
c) x2 – x – 6; d) x4 + 4
(Gợi ý câu d): Thêm và bớt 4x2 vào đa thức đã cho.
a) x2 – 4x + 3 = x2 – x – 3x + 3
= x(x – 1) – 3(x – 1) = (x -1)(x – 3)
b) x2 + 5x + 4 = x2 + 4x + x + 4
= x(x + 4) + (x + 4)
= (x + 4)(x + 1)
c) x2 – x – 6 = x2 +2x – 3x – 6
= x(x + 2) – 3(x + 2)
= (x + 2)(x – 3)
d) x4+ 4 = x4 + 4x2 + 4 – 4x2
= (x2 + 2)2 – (2x)2
= (x2 + 2 – 2x)(x2 + 2 + 2x)
Bài 58. Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.
Bài giải: Ta có: n3– n = n(n2 – 1) = n(n – 1)(n + 1)
Với n ∈ Z là tích của ba số nguyên liên tiếp. Do đó nó chia hết cho 3 và 2 mà 2 và 3 là hai số nguyên tố cùng nhau nên n3 – n chia hết cho 2, 3 hay chia hết cho 6.