I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Những động vật nào có tên dưới đây có ba hình thức di chuyển: đi, bơi, bay ?
A. Châu chấu B. Vịt trời
C. Ếch đồng D. Thú mỏ vịt
2. Lớp động vật nào trong nghành động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn, hô hấp bằng da và phổi ?
A. Thú B. Chim
C. Lưỡng cư D. Bò sát
3. Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn ?
A. Lưỡng cư, bò sát, chim
B. Bò sát, chim, thú
C. Thú, bò sát, lưỡng cư
D. Lưỡng cư, chim, thú
4. Những động vật nào dưới đây thuộc bộ gặm nhấm ?
A. Chuột đồng, sóc, nhím
Advertisements (Quảng cáo)
B. Mèo, chó sói lửa, hổ
C. Sóc, dê, cừu, thỏ
D. Chuột chũi, chuột chù, Kănguru
Câu 2. Hãy chọn cụm từ thích hợp: máu pha, đời sống, ngoài, biến thái, biến nhiệt, phổi và da, có xương sống, 3 ngăn điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Lớp lưỡng cư gồm 3 bộ: Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không đuôi và Lưỡng cư không chân, chúng đều có gắn bó nhiều hoặc ít với môi trường nước. Lưỡng cư là những động vật có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi. hô hấp bằng……………. có hai vòng tuần hoàn, tim…………………………… tâm thất chứa là động vật………….. sinh sản trong môi trường nước, thụ
tinh……… nòng nọc phát triển qua…………..
II. TỰ LUẬN (6đ)
1.. Vẽ và chú thích hệ tuần hoàn của chim bồ câu.
2.. Hãy nêu cấu tạu ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống
Advertisements (Quảng cáo)
3.. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích ?
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1.
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
C |
B |
A |
2. Theo thứ tự lần lượt là: đời sống, có xương sống, phổi và da, 3 ngăn, máu pha, biến nhiệt, ngoài, biến thái.
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Vẽ và chú thích hệ tuần hoàn của chim bồ câu.
– Vẽ đúng (hình 43.1 SGK- tr 140)
– Chú thích đúng.
2. Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống:
– Bộ lông mao dày xốp: Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể
– Chi trước ngắn: Dùng để đào hang
– Chi sau dài khoẻ: Bật nhảy xa giúp thỏ chạy trốn nhanh khi bị rượt đuổi
– Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: Thăm dò thức ăn hoặc môi trường
– Tai rất thính, vành tai dài lớn và cử động được: Dùng đế định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù
– Mắt có mi mắt cử động được, có lông mi: Bảo vệ mắt, làm màng mắt không bị khô
3. Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích. Cấu tạo:
– Bộ lông dày: Giữ nhiệt
– Mỡ dưới da dày: Dự trữ năng lượng chống rét
– Mùa đông có bộ lông màu trắng: Che mắt kẻ thù
Tập tính:
– Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét: Tiết kiệm năng lượng và tránh nơi rét.
– Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: Thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt.