1. (3,0đ). Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
2. (2,0đ). “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của Quang Trung?
3. (5,0đ). Nêu các thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nổi bật của nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và rút ra nhận xét?
Advertisements (Quảng cáo)
1. Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
– Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ Nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: phép quân điền, cấm giết trâu bò, khai phá vùng đất ven biển
– Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là ở Thăng Long.
Advertisements (Quảng cáo)
– Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hoá trong nước và nước ngoài.
→ Nhờ những biện pháp tích cực tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân → nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển → đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định → đó là biểu hiện sự thịnh trị của thời Lê sơ.
2. “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của Quang Trung?
“Chiếu lập học” nói lên hoài bão tức là mong muốn của Quang Trung muốn xây dựng một nền văn hóa, giáo dục phát triển để đào tạo người tài phục vụ cho đất nước. Để thực hiện được điều mong muốn đó, ông đã khuyến khích mở trường học ở các huyện, các xã. → Lần đầu tiên trong nước ta việc học được phổ biến đến tận xã.
3. Nêu các thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nổi bật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và rút ra nhận xét?
Các lĩnh vực |
Thể loại, tác phẩm, tác giả, công trình |
– Văn học dân gian: – Văn học chữ Nôm: |
– Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. – Thơ. + Truyện Kiều (Nguyễn Du). + Chinh phụ ngâm khúc, “Cung oán ngâm khúc” (Hồ Xuân Hương). + Chiều hôm nhớ nhà, “Qua đèo Ngang” (Bà Huvện Thanh Quan). – Truyện: Truyện Nôm khuyết danh. |
– Nghệ thuật: |
– Hát quan họ, hát dặm, hát xoan, ca, hò lự, ca trù, trống quân, đặc biệt là chèo, tuồng, cải lương. |
– Tranh dân gian: – Công trình kiến trúc, điêu khắc: |
– Tranh “đánh vật”, “chăn trâu thổi sáo”, “Bà Triệu”… – Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). – Chùa Tây Phương (Hà Tây), đình làng đinh bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). – Các cung điện, lăng tẩm triều Nguyễn (Huế). – Khuê văn ở các văn miếu (Hà Nội). – Nghệ thuật tạc tượng (chùa Tây Sơn có 18 pho tượng, cung điện Huế có 9 đỉnh đồng). |
Nhận xét chung: |
– Cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế ki XIX, nền văn hóa nghệ thuật nước ta phát triển rực rỡ, nhất là văn học chữ Nôm. Văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng lẫn chất lượng. – Nghệ thuật đa dạng và phong phú, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt đến trình độ điêu luyện chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của những nghệ nhân, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy. |