Các em tham khảo 2 đề kiểm học kì 2 môn Sinh lớp 7 – Trường THCS Cẩm Hưng: Thế nào là động vật quý hiếm? Trên cơ sở phân hạng động vật quý hiếm giải thích các cấp độ nguy cấp?
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Cẩm Giàng
Trường THCS Cẩm Hưng
Đề Kiểm Tra Học Kì 2
Môn: Sinh Học lớp 7
Đề 1.
1 (2điểm). Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước? Tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt?
Advertisements (Quảng cáo)
2 (2 điểm). So sánh sự sinh sản của thằn lằn với ếch đồng?
3 (2,5 điểm). Nêu sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật đã học?
4 (3,5 điểm). Thế nào là động vật quý hiếm? Trên cơ sở phân hạng động vật quý hiếm giải thích các cấp độ nguy cấp?
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án và hướng dẫn giải đề 1
Câu | Phần |
Đáp án |
Điểm | ||||
1 | Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
– Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. – Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, để dễ thấm khí. – Các chi sau có màng căng giữa các ngón Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết.
|
0,5 0,5 0,5 0,5 |
|||||
2 |
|
|
0,5 0,5 0,5 0,5 |
||||
3 | Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:
Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp) đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống). Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú). |
0,5 0,5 0,5 1 |
|||||
4 |
|
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… đồng thời nó phải là động vật có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
Việc phân hạng động vật quý hiếm dựa vào mức độ đe doạ sự tuyệt chủng của từng loài. Rất nguy cấp: Giảm sút số lượng cá thể 80%: Ốc xà cừ. Nguy cấp: Giảm sút số lượng cá thể 50%: Tôm hùm. Sẽ nguy cấp: Giảm sút số lượng cá thể 20%: Cà cuống. Ít nguy cấp: Là những động vật được nuôi bảo tồn: Sóc đỏ |
1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Đề 2.
1 (2điểm). Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn? Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đựng đầy nước, đầu chúc xuống dưới. Từ đó rút ra kết luận về sự hô hấp của ếch?
2 (2 điểm). Kể tên các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó?
3 (2,5 điểm). Nêu sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các ngành đã học?
4 (3,5 điểm). Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy ví dụ?
——— Hết ———-
Đáp án và hướng dẫn giải đề 2
Câu | Phần |
Đáp án |
Điểm |
1 | Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
– Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu( mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở. – Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. – Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt Ếch không chết vì ếch hô hấp chủ yếu qua da. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
|
2 | Các hình thức sinh sản ở động vật là: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
– Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 1 cá thể. – Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 2 cá thể. |
0,5
0,5 0,25 0,5 0,25 |
|
3 | Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các ngành đã học:
Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá ( Động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh hình mạng lưới( Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng( giun đốt) đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng( Chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở Động vật có xương sống. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
|
|
4 | Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra.
Các biện pháp đấu tranh sinh học: – Sử dụng thiên địch tiêu diệt trực tiếp sinh vật gây hại VD: Mèo bắt chuột. – Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng. VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám. – Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại. VD: Sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để tiêu diệt thỏ – Gây vô sinh diệt động vật gây hại VD: Tuyệt sản ruổi đực ruồi cái không sinh sản được |
0,5
0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 |