Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6

Đề kiểm tra kì 2 Sử 6 mới nhất: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

Đề số 2 – Đề kiểm tra học kì 2 môn Sử: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì? So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt em thấy thành tựu văn hóa kinh tế của người Chăm…

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích:

A. Củng cố thế lực của họ Khúc.

B. Xây dựng đất nước theo đường lối của mình.

C. Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”.

D. Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế.

2. Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta. Biết được âm mưu đó, Khúc Hạo đã chủ động đối phó:

A. Ngày đêm tích trữ lương thực, xây thành đắp luỹ.

B. Gửi Khúc Thừa Mĩ con trai của mình sang Nam Hán làm con tin.

C. Chủ động đem quân sang đánh Nam Hán.

D. Cho sứ giả đem thư giản hoà.

3. Khúc Hạo gửi con trai của mình sang Nam Hán làm con tin để:

A. Thần phục nhà Hán.

B. Giao bang hoà hiếu hai nước để tránh chiến tranh xảy ra.

C. Nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó.

D. Để Khúc Thừa Mĩ có điều kiện thăm dò tình hình địch.

4. Lí do nhà Hán đem quân xâm lược nước ta:

A. Khúc Thừa Mĩ tự xưng là Tiết độ sứ.

B. Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ giả sang thần phục nhà Hậu Lương.

C. Khúc Thừa Mĩ không nhận phong sắc của nhà Nam Hán.

D. Khúc Thừa Mĩ được nhà Lương phong cho chức Tiết độ sứ.

5. Sau khi đánh tan quân Nam Hán (931) Dương Đình Nghệ tự xưng là:

A. Thứ sử.                 B. Thái thú.

C. Lạc tướng             D. Tiết độ sứ.

6. Trận đánh trên sông Bạch Đằng đã diễn ra nhanh gọn trong:

A. Một ngày.              B. Hai ngày

C. Ba ngày.                D. Bốn ngày.

7. Trận đánh trên sông Bạch Đằng là một trận:

A. Trận khiêu chiến.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Trận tiến công.

C. Trận truy kích tiêu diệt tàn quân trên đường tháo chạy.

D. Cả ba câu trên đúng.

8. Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938, là chiến công của:

A. Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống.

B. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương.

C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.

D. Lê Hoàn đánh bại 10 vạn quân Tống.

9. Tướng giặc Nam Hán bị Ngô Quyền bắt sống trên sông Bạch Đằng năm 938 là:

A. Thoát Hoan.

B. Ô Mã Nhi.

C. Hoằng Tháo.

D. Ngột Lương Hợp Thai.

10. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đó là:

A. Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

B. Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

C. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của tổ tiên, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

D. Cả ba câu trên đúng.

11. Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

A. Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ độc lập lâu dài của Tổ quốc.

C. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, tạo niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

D. Cả 3 ý trên đúng.

12. Ngô Quyền có công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai:

A. Đánh tan âm mưu xâm lược của Nam Hán, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.

B. Đánh tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc.

C. Làm nhụt ý chí của quân xâm lược phương Bắc.

D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc.

13. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc tập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

D. Cả ba câu đều đúng.

14. Chữ viết của người Chăm là:

A. Chữ tượng hình                B. Chữ Phạn

C. Chữ Nho                           D. Chữ Hán

1.5. Hãy nối thời gian ở cột A với tên cuộc khỏi nghĩa ở cột B cho đúng.

A

B

  1. Năm 40.

A. Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng.

  2. Năm 248.

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

  3. Năm 542.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

  4. Năm 722.

D. Khởi nghĩa Lý Bí.

  5. Năm 776.

E. Khởi nghĩa Bà Triệu.

  6. Năm 938.

G. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

II. PHẦN TỰ LUẬN

1. So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt em thấy thành tựu văn hóa kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?

2. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 – C

2 – B

3 – C

4 – B

5 – D

6 – A

7 – D

8 – C

9 – C

10 – D

11 – D

12 – A

13 – D

14 – B

11

12

13

14

15

Câu 15.  1 – g; 2 – e; 3 – d; 4 – c; 5 – b; 6 – a

II. PHẦN TỰ LUẬN

1. Hướng dẫn trả lời: So với những thành tựu kinh tế và văn hóa của người Việt em thấy thành tựu văn hóa kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau:

*  Những điểm giống nhau:

–   Về kinh tế:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ.

+ Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá…

+ Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

+ Biết dệt vải, làm đồ gốm.

+ Biết buôn bán, trao đổi hàng hoá với các nước.

–  Văn hoá:

+ Theo đạo Phật.

+ Có thói quen ăn cau trầu.

*  Những điểm khác nhau:

– Về kinh tế:

+ Người Chăm làm ruộng bậc thang.

+ Người Chăm sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng.

– Về văn hóa:

+ Người Chăm có tục hoả táng người chết, họ ở nhà sàn.

+ Người Chăm theo đạo Bà La Môn.

+ Người Chăm có chữ viết riêng – chữ Phạn.

+ Nhân dân Chăm-pa, sáng tạo sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, mang đậm tính cách và tâm hồn của người Chăm – tiêu biểu là tháp Chàm.

2. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (938) là:

– Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

–  Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

– Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của Tổ quốc, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Advertisements (Quảng cáo)