Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Đề thi kì 1 môn Văn lớp 6 THCS Châu Thành 2018 có đáp án

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn trường Phòng GD Châu Thành năm học 2017 – 2018 có đáp án chi tiết.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018

CHÂU THÀNH           Môn NGỮ VĂN, Lớp 6

Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0đ)  Thời gian làm bài 10 phút

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

 

1.   Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

A. Thánh Gióng                                           C. Em bé thông minh

B. Thạch Sanh                                             D. Ếch ngồi đáy giếng

2.  Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?

A. là loại truyện dân gian                              C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

B. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo                     D. có yếu tố gây cười

3. “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?

A. Thạch Sanh                                             C.  Ếch ngồi đáy giếng

B. Em bé thông minh                                   D. Thầy bói xem voi

4. “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A. tự sự                                                           C. biểu cảm

B. miêu tả                                                       D. nghị luận

5. Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

A. kĩ sư, giáo viên, bác sĩ                                C.  phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam

B. ô tô, phi cơ, tivi                                           D.  cầu hôn, trẻ em, phụ nữ

6. Câu nào sau đây mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Ngày mai lớp em đi thăm quan Vũng Tàu.                    

C. Một số bạn còn bàng quang với lớp học.

D. Em không nên nói năng tự tiện.

7.  Từ nào sau đây là danh từ chỉ khái niệm?

A. học sinh                                                       C.  xe đạp

B. lũ lụt                                                            D.  chỉ từ

8.  Câu thơ nào sau đây có từ viết chưa đúng quy tắc viết hoa?

A. Ai đi Nam bộ                                               C. Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

B. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp               D. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

9.  “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông.” Câu văn trên có mấy cụm danh từ?

A. 1                                                                   C3

B. 2                                                                   D. 4

1.0:  Từ nào sau đây là động từ tình thái?

A. buồn                                                             C.  đau

B. chạy                                                              D.  định

1.1:  Đề bài nào sau đây yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ?

Advertisements (Quảng cáo)

A. Kể lại một truyện cố tích bằng lời văn của em.

B. Kể về những đổi mới ở quê em.

C. Kể chuyện hai mươi năm sau em trở về thăm trường.

D. Kể về người bạn em quý mến nhất.

1.2:  Trong bài văn tự sự, người viết thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. tự sự, miêu tả, biểu cảm                              Cthuyết minh, biểu cảm, nghị luận

B. miêu tả, biểu cảm, nghị luận                       Dnghị luận, miêu tả, thuyết minh

II – PHẦN TỰ LUẬN: (7,0đ)  Thời gian làm bài 80 phút

1. ( 3,0 đ) 

Đọc đoạn văn sau trích truyền thuyết Thánh Gióng và thực hiện yêu cầu các câu a,b,c,d:

       Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo:“Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

a. Trình bày khái niệm thể loại truyền thuyết.

b. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

c. Trong đoạn văn trên, ai là nhân vật chính? Vì sao?

d. Hãy khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu hoàn chỉnh.

2. ( 4,0 đ)

Hãy viết bài văn tự sự  kể tóm tắt một truyện truyền thuyết mà em biết.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2017-2018  Môn NGỮ VĂNLớp 6

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0đ)  

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

A

C

B

A

A

D

D

A

C

D

C

A

II – PHẦN TỰ LUẬN : (7,0đ) 

1. ( 3,0 đ) 

a. Trình bày chính xác khái niệm thể loại truyền thuyết. (0,5đ)

b. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả (0,5đ); trả lời đúng một trong hai phương thức biểu đạt trên (0,25đ)

c. Trong đoạn văn trên, nhân vật chính là đứa bé. Vì đây là nhân vật đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn. (1,0đ)

d. Khái quát đúng nội dung đoạn văn bằng một câu đủ chủ ngữ và vị ngữ; đầu câu có viết hoa, kết thúc câu bằng dấu chấm (1,0đ). Chẳng hạn:

Đoạn văn kể lại sự việc đứa bé nhờ sứ giả yêu cầu vua cung cấp cho mình phương tiện, vũ khí, trang phục để đánh giặc Ân.

2. ( 4,0đ)

         Viết bài văn kể tóm tắt một câu chuyện truyền thuyết.

1.  Yêu cầu:

a ) Hình thức:  Học sinh viết được một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả …

b ) Nội dung: Kể tóm tắt một câu chuyện truyền thuyết.

2.Tiêu chuẩn cho điểm:

A. Mở bài  ( 0,5 đ ):  Giới thiệu câu chuyện truyền thuyết.

B. Thân bài ( 3,0 đ ) Kể diễn biến câu chuyện.

– Câu chuyện mở đầu như thế nào?  (0,5đ)

– Các sự việc phát triển ra sao? (2,0đ)

– Kể kết thúc câu chuyện.  (0,5đ)

C. Kết bài (0,5đ): Ý nghĩa của câu chuyện.

* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo.

Advertisements (Quảng cáo)