Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

[Đề 1] Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 6: Năm 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN?

Đề số 1 – Đề thi và kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 6: Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo mẫu sau

1. Năm 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN?

2. Xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến Tây Âu có những nét khác nhau cơ bản nào?

3. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo mẫu sau:

Nội dung

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Thời gian hình thành

Tên quốc gia

Hình thái kinh tế

Hình thái nhà nước

Các tầng lớp chính trong xã hội

4. Nêu điểm khác nhau về nhà nước giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?


1. Năm 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN?

Muốn biết năm 1000 TCN cách ngày nay (2011) bao nhiêu năm, ta lấy năm 1000 TCN cộng với năm Công nguyên (2011).

1000 + 2011 = 3011 năm.

Advertisements (Quảng cáo)

Sơ đồ thời gian biểu diễn thời gian:

 

2. Xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến Tây Âu có những nét khác nhau cơ bản nào?

* Xã hội phong kiến phương Đông:

–     Ra đời sớm, từ khoảng mấy thế kỉ cuối TCN.

–   Hai giai cấp chính: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

Advertisements (Quảng cáo)

–   Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương.

– Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng thế kỉ XVII – XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến ⟶ Thời gian tồn tại của chế độ phong kiến phương Đông dài hơn phương Tây.

+ Xã hội phong kiến Tây Âu:

– Ra đời muộn hơn phương Đông, khoảng năm thế kỉ.

– Hai giai cấp chính: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

–  Trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

–  Từ thế kỉ XV – XVII, chế độ phong kiến Tây Âu suy vong và chuẩn bị cho sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

⟶ Thời gian tồn tại của chế độ phong kiến phương Tây ngắn hơn phương Đông.

3. Bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây:

Nội dung

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Thời gian hình thành

Thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN.

Đầu thiên niên kỉ I TCN.

Tên quốc gia

Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

Hi Lạp và Rô-ma.

Hình thái kinh tế

Làm nghề nông là chính.

Nghề chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Hình thái nhà nước

Nhà nước quân chủ chuyên chế.

Chế độ chiếm hữu nô lệ

Các tầng lớp chính trong xã hội.

Vua, quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Chủ nô và nô lệ

4. Nêu điểm khác nhau về nhà nước giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?

–  Ở phương Đông: nhà nước chuyên chế do Vua đứng đầu, còn gọi là nhà nước quân chủ. Vua có quyền hành cao nhất trong mọi công việc từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội và được cha truyền con nối.

– Ở phương Tây: người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, được gọi là nhà nước dân chủ chủ nô.

Advertisements (Quảng cáo)