Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

[Đề số 7] Kiểm tra học kì 1 Lịch sử 6: Lập bảng thống kê so sánh sự tiến bộ về kinh tế dưới thời Âu Lạc và Văn Lang?

Đề số 7 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 6: Vì sao nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim?

1. Lập bảng thống kê so sánh sự tiến bộ về kinh tế dưới thời Âu Lạc và Văn Lang?

Nội dung so sánh

Nước Văn Lang

Nước Âu Lac

Công cụ sản xuất nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp

Các nghề thủ công

2. Trình bày những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?

3. Vì sao nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim?

 Câu 4. Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những gì?


1. Lập bảng thống kê so sánh sự tiến bộ về kinh tế dưới thời Âu Lạc và Văn Lang?

Bảng thống kê so sánh sự tiến bộ về kinh tế dưới thời Âu Lạc và Văn Lang:

Nội dung so sánh

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Công cụ sản xuất nông nghiệp

Sử dụng lưỡi cày đồng.

Lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn.

Sản phẩm nông nghiệp

Lúa, gạo, khoai, đậu, rau củ.

Lúa, gạo, khoai, đậu, rau củ… ngày một nhiều hơn.

Các nghề thủ công

Nghề gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền, luyện kim.

Nghề gốm, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển.

2. Trình bày những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?

Advertisements (Quảng cáo)

– Trống đồng:

+ Chính giữa mặt trống là một ngôi sao nhiều cánh trượng trưng cho Mặt Trời.

 Trống đồng còn được gọi là “Trống sấm” người ta đánh trống đồng để cầu nắng, cầu mưa, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Có thể coi trống đồng là hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của lao động sáng tạo, một tác phẩm nghệ thuật với những hình thức phong phú, sinh động, phủ đầy trên mặt trống đồng và tang trống, phản ảnh bằng hình ảnh cuộc sống lao động, những hình thức tín ngưỡng và lễ hội của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương.

Advertisements (Quảng cáo)

– Thành Cổ Loa: là một công trình kiến trúc độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, nó còn thể hiện trình độ phát triển cao trí tuệ sáng tạo của cư dân Âu Lạc sống cách ngày nay hơn 2000 năm. Được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

3. Nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát mình ra thuật luyện kim:

– Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng quặng, không như đá. Muốn có kim loại nguyên chất, phải biết lọc từ quặng. Chính trong quá trình nung đồ gốm, con người đã phát hiện ra điều này. Do đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp (800°C – 1000°C), nên vào thời đó. đây là kim loại được phát hiện và sử dụng đầu tiên. Hơn nữa, đồng thì không đẽo hay mài được như đá, vậy thì làm thế nào để có được công cụ đồng.

–  Nhờ nghề làm đồ gốm, người ta biết làm khuôn đúc bằng đất sét nung. Tiếp đó, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết. Thuật luyện kim đã được phát minh như vậy.

4. Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những gì?

Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:

–  Tổ quốc.

–  Thuật luyện kim.

–  Nông nghiệp lúa nước.

– Phong tục tập quán riêng.

– Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.

Advertisements (Quảng cáo)