Hướng dẫn giải bài 21,22,23,24,25 SGK Toán 6 tập 1 trang 14 : Số phần tử của một tập hợp, Tập hợp con – Chương 1.
Bài 21. Tập hợp A = {8; 9; 10;…; 20} có 20 – 8 + 1 = 13 (phần tử)
Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử. Hãy tính số phần tử của tập hợp sau: B = {10; 11; 12;…; 99}
Đ/s: Số phần tử của tập hợp B là 99 – 10 + 1 = 90.
Bài 22. Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8; số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10.
b) Viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.
c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18.
d) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.
Advertisements (Quảng cáo)
ĐA: a) C = {0; 2; 4; 6; 8} b) L = { 11; 13; 15; 17; 19}
c) A = {18; 20; 22} d) B = {25; 27; 29; 31}
Bài 23. Tập hợp C = {8; 10; 12;…;30} có (30 – 8): 2 + 1 = 12(phần tử)
Tổng quát:
– Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 +1 phần tử.
Advertisements (Quảng cáo)
– Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 +1 phần tử.
Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
D = {21; 23; 25;… ; 99}
E = {32; 34; 36; …; 96}
HD: Số phần tử của tập hợp D là (99 – 21) : 2 + 1 = 40.
Số phần tử của tập hợp E là 33.
Bài 24. Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10,B là tập hợp các số chẵn, N* là tập hợp các sốtựnhiên khác 0.
Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp N các sốtựnhiên.
Vì mỗi số tựnhiên nhỏ hơn 10 đều thuộc N nên A ⊂ N.
Mỗi số chẵn cũng là một số tựnhiên nên mỗi số chẵn cũng là một phần tử của tập hợp N các số tựnhiên nên B ⊂ N. Hiển nhiên N* ⊂ N.
Bài 25. Cho bảng sau (theo Niên giám năm 1999):
Viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất, viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất.
A = {In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma; Thái Lan; Việt Nam}.
B = {Xin-ga-po; Bru-nây; Cam-pu-chia}.