Trang Chủ Lớp 6 Bài tập SGK lớp 6

Bài 40 Hạt trần – Cây thông: Bài 1,2 trang 134 SGK môn sinh 6

Chương 8 bài 40: Giải bài 1, 2 trang 134 SGK Sinh 6: Hạt trần – Cây thông.

Cây thông thuộc Hạt trần, lá nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả. Các cây Hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.

Bài 1: Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?

 Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.

Advertisements (Quảng cáo)

a)  Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:

–   Trục của nón nằm chính giữa.

Advertisements (Quảng cáo)

–    Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.

b)  Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).


Bài 2: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Cây thông

Cây dương xỉ

Cây thông thuộc Hạt trần

Cây dương xỉ thuộc nhóm Quyết

–   Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây.

–  Lá đa dạng.

–  Có mạch dẫn.

–  Thân rễ,

–   Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi.

–  Có mạch dẫn

–   Sinh sản bằng hạt

–   Cơ quan sinh sản là nón

+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn.

+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở.

–   Sinh sản bằng bào tử.

–     Túi bào tử hợp thành ổ túi nằm ở mặt dưới lá.

–    Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)

–   Chưa có hoa quả.

–   Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.

–   Bào tử phát triển thành nguyên tán.

Advertisements (Quảng cáo)