Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Thi kì 1 môn Địa lớp 10: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do đâu?

Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do đâu?; Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là gì? … trong Thi kì 1 môn Địa lớp 10. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0đ)

1. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do

A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ.

B. nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm.

C. lượng mùn ít.

D. độ ẩm quá cao.

2. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là

A. rừng nhiệt đới ẩm – đất đỏ vàng.

B. rừng lá rộng – đất đỏ nâu.

C. xavan – đất đỏ vàng.

D. rừng nhiệt đới ấm – đất nâu.

3.  Muốn đưa bất kì lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải

A. nghiên cứu kĩ toàn diện tất cả các yếu tố.

B. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai.

C. nghiên cứu kĩ địa chất, địa hình.

D. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai, sinh vật.

4. Số lượng các vòng đai nhiệt từ Bắc cực đến Nam cực là

A. năm vòng đai.

B. sáu vòng đai.

C. bảy vòng đai.

D. bốn vòng đai.

5. Tác động nào sau đây của con người không làm đe dọa và tiêu diệt các loài sinh vật

A. phá rừng, làm thu hẹp diện tích rừng.

B. áp dụng rộng rãi các giống cây trồng mới trong nông nghiệp.

C. đưa cây trồng vật nuôi, vật nuôi từ châu lục này sang châu lục khác.

D. lai tạo các giống mới.

6. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là

A. rừng lá kim – đất nâu.

B. rừng lá kim – đất pôtdôn.

C. rừng lá rộng – đất đen.

D. rừng lá kim – đất xám.

7. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là

A. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất.

Advertisements (Quảng cáo)

B. giới hạn dưới của lớp vỏ phong hoá.

C. giới hạn dưới của tầng trầm tích.

D. giới hạn dưới của tầng badan.

8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lớp vỏ Địa lí

A. các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất.

B. được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit, đá bazan.

C. nơi có sự xâm nhập tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận.

D. chiều dày không lớn, tối đa 30 – 35km.

9. Tỉ suất tử vong trên toàn thế giới hiện nay có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây. Điều đó không phụ thuộc vào

A. tiến bộ của y tế và khoa học – kĩ thuật.

B. sự cải thiện về thu nhập và điều kiện sống.

C. sự suy giảm các thiên tai.

D. nhận thức về y tế cộng đồng của người dân.

1.0: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là

A. rừng lá rộng – đất đỏ nâu.

B. rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu.

C. rừng – cây bụi nhiệt đới – đất đỏ nâu.

D. rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ vàng.

1.1: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác

A. tất cả các thành phần của lớp vỏ Địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực.

B. trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ Địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau.

C. lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi.

Advertisements (Quảng cáo)

D. một thành phần của lớp vỏ Địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác.

1.2: Nguyên nhân hình thành qui luật địa đới trên Trái Đất là

A. sự thay đổi mùa trong năm.

B. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm.

C. sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.

D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.

1.3: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tỉ suất sinh thô của thế giới thời kì 1950 – 2005

A. tỉ suất sinh thô không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển.

B. tỉ suất sinh thô giữa các nhóm nước có xu hướng giảm dần.

C. tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển tăng nhanh.

D. tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

1.4:  Sinh quyển là

A. là quyển của Trái Đất, trong đó thực vật và động vật sinh sống.

B. nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật.

C. nơi sinh sống của thực vật và động vật.

D. là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

1.5: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác

A. tầng badan không nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lý.

B. giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.

C. lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.

D. trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.

1.6:  Những ví dụ nào dưới đây không biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí

A. thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi.

B. lượng mưa tăng lên làm tăng lưu lượng nước sông.

C. càng về vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng càng ngắn, nhiệt độ càng thấp.

D. khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt làm thay đổi chế độ dòng chảy.

1.7: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa

A. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em.

B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

C. tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học.

D. tỉ suất tử thô và gia tăng sinh học.

1.8: Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết đinh đến

A. thành phần khoáng vật trong đất và thành phần cơ giới của đất.

B. thành phần khoáng vật và thành phần hữu cơ của đất.

C. thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ của đất.

D. thành phần cơ giới và thành phần hữu cơ của đất.

II. TỰ LUẬN: (4,0đ)

1. ( 1,5đ) Hãy trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường?

2.( 2,5đ)  Cho bảng số liệu sau: Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, năm 2005

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

Châu Phi

30,3

906

Châu Mĩ

42,0

888

Châu Á

31,8

3920

Châu Âu

23,0

730

Châu Đại Dương

8,5

33

Toàn thế giới

135,6

6477

a. Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.

b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.


I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1 2 3 4 5 6
B A A C C B
7 8 9 10 11 12
B B C B C C
13 14 15 16 17 18
C D B C B A

II. Tự luận

1.Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường  bao gồm:

– Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị…

– Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát)

+  Nông thôn: Thiếu lao động (đất không có ai sản xuất)…

+ Thành thị: Thất nghiệp, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác…

2. a. Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.

Áp dụng công thức tính mật độ dân số = Số dân / diện tích

Ta có bảng mật độ dân số thế giới và các châu lục, năm 2005

Châu  Lục

Mật độ dân số (người/km2)

Châu Phi

30

Châu Mĩ

21

Châu Á

123

Châu Âu

32

Châu Đại Dương

4

Toàn thế giới

48

b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.

Biểu đồ dân số thế giới và các châu lục năm 2005

Advertisements (Quảng cáo)