I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọcsách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)
1. Đoạn trích trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung của đoạn trích là gì? Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn trích.
3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọcsách cũng dần phôi pha”?
4. Theo anh/chị, đọcsách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọcsách).
II. PHẦN LÀM VĂN
1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
2. Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VĂN 11 – SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 2016
I. Đọc – hiểu
1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2. Nội dung đoạn trích: Thực trạng văn hóa đọcsách trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay và sự khẳng định vai trò không thể thiếu của việc đọcsách trong cuộc sống.
– Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.”
3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì: Ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọcsách đã dần trở nên phôi pha.
Advertisements (Quảng cáo)
4 Học sinh nêu được ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách.
II. Làm văn
1. Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn nghị luận (không đúng hình thức đoạn văn trừ 0,5đ); Trình bày hệ thống ý trong đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; không sai chính tả, cách dùng từ, viết câu.
– Về nội dung:
Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Giải thích:
+ Sách tốt: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách…
+ Bạn hiền: là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống.
* Bàn luận:
+ Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”.
+ Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu – tốt, đúng – sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình
Advertisements (Quảng cáo)
+ Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn.
+ Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp.
* Bài học nhận thức và hành động:
+ Biết trân trọng sách tốt và việc đọcsách.
+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc.sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
+ Biết cách làm bài văn tự sự, có sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng.
+ Bài văn có đủ ba phần: MB: (phần mở đầu)– thân bài (Phần nội dung) – kết luận (Kết thúc truyện)
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
– Yêu cầu về nội dung:
Học sinh dùng lời văn của mình một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian.
Riêng phần phần kết thúc câu chuyện, yêu cầu học sinh sáng tạo, nhưng nội dung sáng tạo phải đảm bảo hợp lý, có sức thuyết phục.
Có thể có nhiều cách kể khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
* MB:: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
An Dương vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)
* TB:: Kể lại diễn biến câu chuyện.
+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.
+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.
+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.
+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.
+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.
+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).
+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam
* KB:: Kết thúc câu chuyện.
Yêu cầu học sinh sáng tạo một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian. Các em có thể tưởng tượng những cách kết thúc khác nhau
Nhưng cần đảm bảo một sự logic, phù hợp và có sức thuyết phục.