PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
1.: Cho biết nguyên tử Clo có Z = 17, cấu hình electron của ion Cl– là:
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p64s1
2.: Chọn câu đúng nhất: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
B. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
D. khả năng tạo thành liên kết hoá học.
3.: Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử
A. S2- B. Al3+
C. NH4+ D. Ca2+
Câu 4: Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính lưỡng tính?
A. NaOH B. KOH
C. LiOH D. Al(OH)3
5.: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3,Công thức hợp chất khí với hidro là:
A. RH4 B. RH3
C. RH2 D. RH
6.: Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:
A. Giảm dần
B. Tăng dần
C. Không đổi
Advertisements (Quảng cáo)
D. Tăng giảm không theo quy luật
7.: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. \({}_{19}^{38}K\) B. \({}_{19}^{39}K\)
C. \({}_{20}^{39}K\) D. \({}_{20}^{38}K\)
8.: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p, n, e lần lượt là
A. 26, 30, 26 B. 26, 27, 30
C. 30, 26, 26 D. 25, 25, 31
9.: Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau:
A. 1s22s22p63s23p1
B. 1s22s22p63s23p3
C. 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p4
10: Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là
A. 2, 4, 6, 10 B. 2, 6, 10, 14
C. 14, 10, 6, 2 D. 2, 10, 6, 14
11: Nguyên tử được cấu tạo từ những hạt cơ bản nào
Advertisements (Quảng cáo)
A. nơtron.
B. electron.
C. proton, nơtron và electron.
D. pronton và nơtron.
12: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
A. 4s2 B. 4p6
C. 4d5 D. 4f4
PHẦN II. TỰ LUẬN (6đ)
1.: (4đ) Cho nguyên tố X có Z = 20.
a.Viết cấu hình electron của nguyên tử X. X có tính kim loại hay tính phi kim. X là nguyên tố s, p, d hay f? Vì sao?
b. Xác định vị trí của X (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn.
c. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với Oxi.
d. Công thức của Oxit cao nhất, của hidroxit tương ứng và tính chất của nó (tính axit,bazo).
2.: (1đ) Cho 2,7 gam một kim loại nhóm IIIA tác dụng hết với HCl thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Kim loại đó là?
3.: (1đ) Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH4. Trong hợp chất oxit cao nhất R chiếm 46,7% về khối lượng. Xác định R?
(Cho O =16, H=1; Na=23. K=39; S=32; Cl=35,5; P=31; Si=28, Ba=137; Ca=40
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
C |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
A |
C |
B |
11 |
12 |
|
||
C |
C |
PHẦN II. TỰ LUẬN (6đ)
1. a. *Viết cấu hình e của X:
Cấu hình e theo phân mức năng lượng của nguyên tử 20X: 1s22s22p63s23p64s2
=> Cấu hình e hoàn chỉnh của X: 1s22s22p63s23p64s2
*X có 2e lớp ngoài cùng nên X là nguyên tố kim loại.
*e cuối cùng được điền vào phân lớp 4s nên X là nguyên tố s.
b. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
– Chu kì: X có 4 lớp e nên thuộc chu kì 4.
– Nhóm: X thuộc họ nguyên tố s => X thuộc các nguyên tố nhóm A.
X có 2e lớp ngoài cùng nên X thuộc nhóm IIA.
c. Do X thuộc nhóm IIA nên hóa trị cao nhất của nguyên tố X trong hợp chất với oxi là II.
d. – Công thức của oxit cao nhất: XO.
– Công thức của hidroxit tương ứng là X(OH)2, tính bazo.
2. Giả sử kim loại có kí hiệu là M.
PTHH: 2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2
PT: 2 3 (mol)
ĐB: 0,1 ← 0,15 (mol)
=> M = 2,7 : 0,1 = 27 => M là Al
3. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4 => R có hóa trị IV trong hợp chất khí với H
Hóa trị của R trong oxit cao nhất là VIII – IV = IV => Oxit cao nhất là RO2
\(\eqalign{
& \% {m_R} = {R \over {R + 2.16}}.100\% = 46,7\% \cr
& \to R = 28 \cr} \)
Vậy R là Si (silic)