Sở GD & ĐT Yên Thế tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 6, đề thi có đáp án chi tiết:
Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Advertisements (Quảng cáo)
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.”
(Nguyễn Việt Chiến)
a.Ý nghĩa của từ “ bão giông”? Chọn đáp án đúng nhất và ghi ra giấy thi. (0,5 điểm)
A. Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên.
B. Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển.
C. Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước.
Advertisements (Quảng cáo)
b. Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết ? (1 điểm).
c. Từ sóng trong câu thơ: “Trong hồn người có ngọn sóng nào không.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm).
Câu 2 (3.0 điểm)
Em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên giải đố bằng mấy cách? Từ cách giải đố của em bé thông minh em học tập được điều gì? Viết đoạn văn khoảng ( 5- 7 câu) trình bày ý kiến của em.
Câu 3 (5.0 điểm)
Hãy kể lại cách giải đố lần thứ 3 và lần 4 trong vai nhân vật em bé thông minh.
Đáp án
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT LUYỆN KN LÀM BÀI THI LẦN I
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Câu | Phần | Yêu cầu | Điểm | |
1 | a | Chọn đáp án B: Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển | 0,5
|
|
b
c. |
Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ là: Con Rồng cháu Tiên
( Lạc Long Quân và Âu Cơ). – Ý nghĩa: Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc, ý thức đấu tranh. Từ sóng được dùng theo nghĩa chuyển |
0,5
0,5 0,5
|
||
2
|
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết đúng thể thức đoạn văn từ (5- 7 câu) trình bày được cách học tập của mình từ việc học tập cách giải đố của em bé, lời văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả. |
1,0
|
||
– Em bé giải đố bằng bốn cách | 1,0 | |||
Yêu cầu về nội dung: nêu được cách học tập của bản thân: kết hợp kiến thức sách vở và vận dụng kinh nghiệm từ đời sống thực tế. | 1,0 | |||
3. | A. Yêu cầu về kĩ năng:
– HS biết cách làm bài văn tự sự. Bài viết có đủ bố cục ba phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. – Học sinh có thể kể theo ngôi thứ nhất. Người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. * Yêu cầu về kiến thức: a. Mở bài: Xây dựng tình huống để giới thiệu nhân vật Em bé thông minh… b. Thân bài: Kể diễn biến chi tiết theo các sự việc chính: + Lần 3: cũng là thử thách của vua- từ một con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ thức ăn. + Lần 4: câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài- xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài. c. Kết bài: Kết cục của sự việc và suy nghĩ của người kể. |
0,25 0,25 0,5 1, 75 1.75 0,5 |
Lưu ý khi chấm bài:
– Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.
– Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình bày, giáo viên làm tròn đến 0.25 điểm