Đề kiểm tra đầu năm lớp 11 môn Lý – THPT Đoàn Thượng 2019. Các em cùng tham khảo chi tiết:
Câu 1(0,5 điểm):
Một vật được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực có độ lớn F=20N, có phương hợp với phương ngang một góc =600. Khi vật di chuyển một đoạn đường S= 2m trên sàn thì lực kéo thực hiện một công bằng bao nhiêu?
Câu 2(0,5 điểm):
Một vật khối lượng m=0,2kg chuyển động tròn đều với tốc độ là v = 10m/s. Tính động năng của vật?
Câu 3(0,5 điểm):
Một vật khối lượng m=0,05kg được thả rơi tự do từ độ cao h=5m so với mặt đất tại nơi có g=10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất.Tính cơ năng của vật tại thời điểm thả vật?
Câu 4(0,5 điểm):
Tính thế năng đàn hồi của một lò xo có độ cứng k=100N/m khi lò xo dãn 10cm nếu chọn mốc tính thế năng đàn hồi tại vị trí lò xo không biến dạng?
Câu 5(0,5 điểm):
Một quả cầu kim loại tích điện q= – 4,8.10-9 C thừa hay thiếu bao nhiêu electron? (Biết electron có điện tích -1,6.10-19C).
Câu 6(0,5 điểm):
Có ba quả cầu kim loại giống hệt nhau lần lượt tích điện q1= 5,4 C, q2= -1,6C, q3= 2,2 C. Cho ba quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Tính điện tích mỗi quả cầu sau đó?
Câu 7(0,5 điểm):
Đặt một hiệu điện thế U= 40V vào hai đầu điện trở R= 4. Tính cường độ dòng điện trong mạch?
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 8(0,5 điểm):
Một dòng điện không đổi có cường độ I= 1A chạy qua điện trở R= 10 trong thời gian t= 5giây. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở?
Câu 9(0,5 điểm):
Đặt một hiệu điện thế không đổi U= 20V vào hai đầu một đoạn mạch thì thấy dòng điện trong mạch có cường độ không đổi I= 3A. Tính công suất của dòng điện trong đoạn mạch điện đó.
Câu 10(0,5 điểm):
Dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm hai điện trở có giá trị R1 = 3 và R2 = 9 mắc nối tiếp có cường độ không đổi I = 2A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch?
Câu 11(0,5 điểm):
Đặt một hiệu điện thế không đổi U= 4,8 V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở có giá trị R1 = 4và
Advertisements (Quảng cáo)
R2 = 6 mắc song song. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch?
Câu 12(0,5 điểm):
Tính độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1= 4.10-4 C và q2= – 2.10-4 C đặt cách nhau một khoảng r = 0,2m trong chân không?
Câu 13(1 điểm):
Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau có cùng khối lượng m=10g được treo trong không khí vào cùng một điểm bằng hai sợi chỉ mảnh, nhẹ, cách điện, không giãn có cùng chiều dài l=30 cm tại nơi có g = 10 m/s2. Người ta truyền cho mỗi quả cầu một điện tích q thì thấy hai quả cầu đẩy nhau và khi chúng nằm cân bằng thì hai dây treo vuông góc với nhau. Bỏ qua lực đẩy Ac-si-met của không khí.
Biểu diễn các lực tác dụng lên mỗi quả cầu khi chúng nằm yên tại vị trí cân bằng?
b.Tính điện tích q đã truyền cho mỗi quả cầu?
Câu 14(1 điểm):
Cho đoạn mạch AB như hình vẽ. Biết R1= 12,
R2 là bóng đèn thuộc loại 6V-9W, R3= 4
a.Tính điện trở của đèn và điện trở tương đương của đoạn mạch?
b. Đặt một điện áp không đổi U vào giữa A và B.Tính U để đèn sáng bình thường?
Câu 15(1 điểm):
Trong nguyên tử Hydro electron chuyển động tròn đều trên quĩ đạo có đường kính d= 10-10m. Biết hạt electron có điện tích -1,6.10-19C, khối lượng 9,1.10-31kg, hạt proton có điện tích 1,6.10-19C. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của electron?(Bỏ qua lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân).
Câu 16(1 điểm):
Trên hai tấm thủy tinh phẳng, nhẵn P1 và P2 nghiêng cùng một góc a = 600 đối với mặt bàn nằm ngang, có ba quả cầu nhỏ C1; C2; C3 khối lượng m1; m2; m3. Quả cầu C1 đặt ở chân của hai mặt phẳng P1 và P2, quả cầu C2 và C3 có thể trượt không ma sát trên P1 và P2. Điện tích của các quả cầu q1 = q2 = 2q3. Khi cân bằng C2 và C3 ở cùng một độ cao. Hãy tính tỷ số m2/m3