Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2019 trường THPT Nguyễn Tất Thành: Số oxi hóa của S trong phân tử SO2 là bao nhiêu?

 Cho 5,68 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,672 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m … trong Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa năm 2019 trường THPT Nguyễn Tất Thành

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1.  Cho các ion: Na+, Al3+, SO42-, NH4+, NO3, Cl, Ca2+. Hỏi có bao nhiêu anion?

A.  2          B.  3            C.  4              D.  5

Câu 2.  Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A.  sự góp chung các electron độc thân.

B.  sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C.  lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

D.  lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 3.  Điện hóa trị của nguyên tố Cl trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là

A.  2-              B.  2+             C.  1-          D.  1+.

Câu 4.  Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

A.  NH4Cl.       B.  NH3.          C.  HCl.        D.  H2O.

Câu 5.  Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

A.  cộng hóa trị không cực.            B.  cộng hóa trị có cực

C.  ion                                           D.  hiđro

Câu 6.  Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI đều là

A.  liên kết ion.                                         

B.  liên kết cộng hóa trị có cực.

C.  liên kết cộng hóa trị không cực.            

Advertisements (Quảng cáo)

D.  liên kết đôi.

Câu 7.  Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A.  NaF.       B.  CH4.          C.  H2O.         D.  CO2.

Câu 8.  Số oxi hóa của S trong phân tử SO2 là:

A.  +2           B.  +4               C.  +6        D.  -1

Câu 9.  Trong phản ứng Fe3O4 tác dụng với HNO3 tạo ra sản phẩm Fe(NO3)3, NO và H2O thì một phân tử Fe3O4 sẽ

A.  nhường 1 electron. 

B.  nhận 1 electron.

C.  nhường 3 electron.

D.  nhường 2 electron.

Câu 10.  Cho phản ứng: CO    +    Fe2O3 → Fe   + CO2. Trong phản ứng trên, CO đóng vai trò là

A.  chất oxi hóa. 

B.  vừa chất oxi hóa, vừa là chất khử       

Advertisements (Quảng cáo)

C.  oxit trung tính.

D.  chất khử.

Câu 11.  Cho các phản ứng sau:

(1) 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

(3) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

(4) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Các phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A.  (2) và (3).                  

B.  (1) và (2).                  

C.  (1) và (4).                  

D.  (3) và (4).

Câu 12.  Cho phương trình hoá học: Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là

A.  26          B.  28            C.  27          D.  29

 II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1: (2 điểm) Cho biết:

Kí hiệu nguyên tố O (Z=8) Ca (Z=20) Cl (Z=17) H (Z=1)
Độ âm điện 3,44 1,00 3,16 2,20

1. Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi, canxi và clo.

2. Xét phân tử CaCl2

– Tính hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử Ca và Cl. Cho biết loại liên kết trong phân tử CaCl2

– Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử CaCl2

3. Xét hai phân tử HCl và H2O. Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy cho biết phân tử nào có liên kết liên kết cộng hóa trị phân cực? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.

Câu 2 (3 điểm): Cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử trong mỗi phản ứng.

a. H2 + Br2 + H2O  → H2SO4 + HBr

b. FeO  +  HNO3 →   Fe(NO3)3  +   NO  +  H2O

c. KMnO4  +  FeSO4  + H2SO4   →     K2SO4  +   MnSO4    + Fe2(SO4)3  + H2O

Câu 3 (1,5 điểm). Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30% về khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 g nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng vừa đủ với 12,5 ml dung dịch KMnO4 5,00.10-3 M. Sản phẩm phản ứng thu được sau phản ứng có K2SO4, MnSO4 và H2SO4.

a/ Viết phương trình hóa học giữa SO2 và dung dịch KMnO4.

b/ Tính hàm lượng phần trăm (về khối lượng) của lưu huỳnh trong loại nhiên liệu nói trên. Nhiên liệu đó có được phép sử dụng không?

Câu 4 (0,5 điểm) Cho 5,68 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,672 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.

Advertisements (Quảng cáo)