Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Đề thi học kì I môn Văn lớp 6: Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em

Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì? “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” … trong Đề thi học kì I môn Văn lớp 6

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm (2 đ).

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh.

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Thạch Sanh.

D. Thánh Gióng.

Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3. Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ?

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc.

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Câu 4. Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý.

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B và C

II. Phần tự luận (8 đ).

Câu 5. Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ?

Câu 6. Hãy giải nghĩa của các từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Câu 7. Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em?

Advertisements (Quảng cáo)